ClockThứ Hai, 25/03/2019 20:10

Việt Nam – một trong ba nền kinh tế bùng nổ ấn tượng nhất châu Á

TTH - Bài viết vừa được đăng tải trên trang Invest Asian cho rằng, bất chấp những tác động từ tình trạng dân số già ở Nhật Bản và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, châu Á vẫn là nơi có nhiều nền kinh tế mới nổi hứa hẹn nhất thế giới. Vấn đề chỉ là tìm đúng chỗ.

Việt Nam lọt Top điểm đến du lịch hàng đầu châu Á 2018

Việt Nam được đánh giá là một trong ba nền kinh tế bùng nổ ấn tượng nhất châu Á. Ảnh: Invest Asian

Theo Invest Asian, các công ty đa quốc gia hiện đã chuyển sự chú ý sang Đông Nam Á nhờ nền kinh tế đang bùng nổ trên khắp khu vực. Trong đó, ba nền kinh tế “đặc biệt ấn tượng” được nói đến là Việt Nam, Philippines và Campuchia. Các quốc gia này đã vượt qua nhiều thách thức để trở thành những nền kinh tế mới nổi tốt nhất trong khu vực, và cả trên thế giới.

Biểu đồ phân tích về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam so với mức trung bình của thế giới kể từ năm 1989 được Invest Asian đề cập đến cho thấy, quốc gia này gần như “hoàn toàn miễn dịch” với các tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thống kê ấn tượng này là minh chứng cho sự tăng trưởng bùng nổ của Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Trung bình, nền kinh tế nước này tăng trưởng ổn định với tốc độ hơn 6%/năm.

Một trong những lý do chính cho điều này là xu hướng nhân khẩu học của Việt Nam. Trong khi các quốc gia như Thái Lan đang chuẩn bị đối mặt với việc giảm dân số thì dân số Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng gần 20 triệu vào năm 2040. Các nhà phân tích cho rằng, dân số ngày càng tăng là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành sản xuất của Việt Nam. Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, và các công ty như Nike và Samsung cũng đã xây dựng các trung tâm sản xuất lớn tại đây để tận dụng nguồn lao động chi phí thấp.

Theo Invest Asian, Việt Nam nên tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất trong những năm tới. Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam nỗ lực tạo điều kiện để giúp các công ty nước ngoài và trong nước phát triển dễ dàng hơn, Việt Nam nhờ đó đang trở thành một trung tâm công nghiệp hấp dẫn hơn so với các nước láng giềng.

Ngoài sự tăng trưởng dân số và lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ, Việt Nam còn thu hút đầu tư từ việc thành lập 2 thị trường chứng khoán - Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, với hơn 800 công ty được niêm yết.

Ngoài Việt Nam, Invest Asian cũng đánh giá cao Philippines và Campuchia. Philippines có lợi thế ở chỗ, dân số nước này không chỉ đông đảo và liên tục tăng mà còn bao gồm những người nói tiếng Anh được giáo dục tốt. Lực lượng lao động lành nghề khổng lồ và có chi phí thấp đã thu hút sự chú ý của các công ty công nghệ lớn, vốn đã quan tâm đến Philippines như một sự thay thế cho Ấn Độ. Google và Microsoft đã tìm đường đến quốc đảo này để đầu tư và nhiều công ty khác cũng đang làm theo.

Trong khi đó, cũng với lợi thế về nhân khẩu học, Campuchia được cho là đã vươn lên từ đống tro tàn để trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng nhất Đông Nam Á. Đất nước này cũng đang đô thị hóa với tốc độ đáng chú ý, là tín hiệu tốt cho triển vọng kinh tế trong tương lai.

Tố Quyên

(Lược dịch từ Invest Asian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top