ClockThứ Sáu, 25/05/2018 14:15

Ước mơ nhỏ của thầy giáo già

TTH - Năm 2012, thầy giáo Trần Nhật Nam về Trường tiểu học (TH) Hương Lâm. Đây là ngôi trường thứ 6 ở huyện Phong Điền thầy nhận công tác với vai trò hiệu trưởng. Đã 55 tuổi, nhưng điều đó không cản trở mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nơi mình phụ trách trong suy nghĩ của người giáo viên này.

Triển khai Chương trình, SGK mới, giáo viên có bắt kịp sự thay đổi?Các môn học trong sách giáo khoa mới sẽ có thay đổi như thế nào?“Yếu tố con người quyết định đầu tiên trong thay đổi giáo dục”Nghề giáo & “thương hiệu” người thầyTrường THCS Phú Mậu: Đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục

Thầy Nam chăm sóc cây cối trên sân trường

Hoàn thiện không gian sư phạm

Dù cơ sở vật chất (CSVC) ở Trường TH Hương Lâm đã khá đầy đủ, khang trang, nhưng, với tầm nhìn của người lãnh đạo từng làm thay đổi cục diện ở những đơn vị mình kinh qua trong nghề, thầy giáo Nam nhanh chóng nhận ra những điểm khuyết ở đây, rõ nhất là cảnh quan sư phạm còn bị bỏ ngõ. Thế là, kế hoạch xây dựng một ngôi trường xanh-sạch-đẹp gắn với việc nâng cao ý thức cho học sinh về trách nhiệm với môi trường học tập để sớm đưa ngôi trường đạt chuẩn mức độ II đã hình thành trong suy nghĩ.

Sân Trường TH Hương Lâm đã được đổ bê tông, nhưng lại thiếu yếu tố quan trọng là bóng mát; đường nội bộ dẫn đến lớp học, khu hiệu bộ có nhưng nhếch nhác. Để hoàn thiện hạng mục này, cần có hàng trăm triệu đồng mà kinh phí nhà trường không thể đáp ứng được; nếu ngồi chờ ngân sách thì thụ động về thời gian. Gắn bó với Phong Điền gần trọn tuổi nghề, thầy giáo Nam không chỉ thuộc từng con đường, biết từng thôn xóm mà còn rất hiểu tâm lý của người dân nơi đây. Là vùng nông thôn, đa số phụ huynh còn khó khăn về kinh tế nên cần hạn chế tối đa việc đóng góp tiền. Tuy nhiên, thầy hiểu tấm lòng của người dân ở đây là thiết tha mong con em mình được học trong môi trường giáo dục “trường ra trường, lớp ra lớp”. Con đường ngắn nhất để hoàn thiện hạng mục này vẫn phải dựa vào phụ huynh và chính quyền xã.

Với tư cách là người đứng đầu, thầy giáo Nam chỉ đạo Ban Giám hiệu và Hội đồng sư phạm nhà trường kêu gọi xã hội hóa để hoàn thiện sân chơi, bãi tập, sớm hoàn thiện tiêu chuẩn về CSVC. Nhưng, không được thu “đổ đồng” bất cứ khoản tiền nào mà chỉ kêu gọi sự chung tay của phụ huynh và cộng đồng theo hướng tự nguyện. Với cách làm này, số lượng phụ huynh tham gia rất đông, người góp cây, người góp công... nên sau một thời gian ngắn, sân trường đã có hoa lá cây xanh tạo bóng mát cho các em học sinh vui chơi học tập. Cảnh quan trong trường từng bước thay đổi, đồng thời giáo dục các em giữ gìn cây, hoa, lá của sân trường.

Ông Nguyễn Thanh, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh, nói: “Chúng tôi thấy vui vì được chung tay xây dựng môi trường học tập cho con em mình. Mỗi buổi lao động trở thành 'ngày hội' vui, là cơ hội gặp gỡ trao đổi của phụ huynh nên ai cũng hào hứng”.

Yêu nghề

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Hương Trà trong một gia đình có 9 người con, bố mẹ là những tiểu thương nhỏ, vất vả nhưng chỉ đủ lo cái ăn cái mặc cho các con nên được đến trường trong thời kỳ chiến tranh đã là may mắn với cậu bé Nam so với bạn bè. Có lẽ vì thế, để được học hành đến nơi đến chốn, từ bé thầy Nam đã phải nỗ lực hết mình và ước mơ trở thành giáo viên cũng lớn dần theo năm tháng.

Sau năm 1975, đất nước thời kỳ khôi phục kinh tế đầy khó khăn, đang học lớp 10, ngoài việc học, thầy phải tranh thủ vào rừng kiếm củi để có tiền mua sách vở. Ngày 2 buổi cuốc bộ 5 km đến trường, đói nghèo đã nhiều lần khiến thầy nghỉ học, nhưng hình ảnh người thầy của chính thầy giáo của mình trong những năm tháng khó khăn ấy lại thôi thúc thầy vượt qua khó khăn. Năm 1981, tốt nghiệp ngành tiểu học Trường trung học Sư phạm Huế (nay là Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế), thầy giáo trẻ Trần Nhật Nam nhận công tác tại Trường phổ thông cơ sở Phong Mỹ. Nhờ thể hiện năng lực từ những ngày đầu vào nghề thông qua cách truyền đạt kiến thức giúp học sinh dễ tiếp thu và sự quan tâm chu đáo đến từng học sinh, thầy giáo Nam nhanh chóng nhận được sự đánh giá cao của đồng nghiệp. Năm 1987, thầy được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Phong Mỹ; năm 1989, làm Hiệu trưởng Trường TH Tân Mỹ và một số đơn vị khác, cho đến nay là Trường TH Hương Lâm.

Thầy Nam tâm sự: “May mắn của giáo viên tiểu học chúng tôi là học sinh đang độ tuổi thiếu niên, cơ hội uốn nắn dễ hơn, chỉ cần nắm tâm lý của từng em để dạy bảo thì sẽ có nhiều học sinh ngoan”. Trong công tác, thầy giáo Nam luôn quan niệm, để có sự đổi thay rõ rệt về chất lượng giáo dục, nhất là những đơn vị khó khăn, không chỉ tập trung vào giáo án, mà phải xây dựng được môi trường sư phạm đáng tin cậy trước phụ huynh và cộng đồng. Nói đi đôi với làm, hầu hết những trường thầy công tác đều có sự thay đổi như: giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở các trường miền núi; đưa Trường TH Tây Hiên từ trường yếu kém của địa phương lên đạt chuẩn quốc gia mức 1; duy trì và phát triển các trường đạt chuẩn mức 2…

Gần 40 năm gắn bó với nghề, ngày nghỉ hưu đã kề cận nhưng thầy giáo Nam vẫn trăn trở: Làm sao để các trường TH ở Phong Điền đều xây dựng được không gian xanh để các hoạt động sau giờ học phong phú hơn, giúp các em thích đến trường hơn vì đó là phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Gần 1.000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ

Ngày 3/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh phối hợp với Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức chương trình Ngày hội trải nghiệm ước mơ năm 2024 dành cho học sinh lớp 9 các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh.

Gần 1 000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ
Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ

Bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ Trần Văn Anh bắt đầu từ năm 2015 đến nay đã được 9 năm đồng hành cùng với quý người già neo đơn, nghèo khó. Đây là chương trình giúp đỡ và bảo trợ đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Hải Lăng (Quảng Trị).

Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ
Du học khi ước mơ đủ lớn

Không dễ có quyết định cho con sống xa nhà tận trời Tây, khi các em đang ở độ tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới”. Tuy nhiên, với nhiều chương trình du học hấp dẫn mời gọi, nhiều phụ huynh sẵn sàng chi “tiền trăm, bạc triệu” cho con có những trải nghiệm thú vị ở xứ người.

Du học khi ước mơ đủ lớn
Return to top