ClockThứ Hai, 20/08/2018 05:30

Từng bước tiến vào sân chơi khởi nghiệp quốc tế

TTH - Lần đầu góp mặt tại cuộc thi “Star-up! Ý tưởng khởi nghiệp” do Tổ chức Đại học (ĐH) Pháp ngữ (AUF) mở ra, Đại học (ĐH) Huế có 4 nhóm sinh viên vượt qua vòng loại.

Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạoNhững kinh nghiệm “vàng” cho nhà khởi nghiệpQuyền sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp: Xác lập càng sớm càng tốt

Trước khi tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp do AUF tổ chức, sinh viên được thử sức ở cuộc thi Business Innovation Hackathon của ĐH Huế

Vượt qua khó khăn

Mới đây, ban tổ chức cuộc thi “Star-up! Ý tưởng khởi nghiệp” vừa thông báo danh sách các ý tưởng tốt nhất được hội đồng tuyển chọn. Đáng nói là, cùng với nhiều đơn vị khác đến từ các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, ĐH Huế có đến 4 ý tưởng được đánh giá cao là “Trang trại xanh với hệ thống lọc nước thải tiên tiến”, “Đẹp, khỏe cùng Sunshine”, “Vietnam Health” và “Phục hồi để tái sinh”.

Ông Lưu Mạnh Cường, đại diện Ban Công tác học sinh, sinh viên ĐH Huế cho biết, ĐH Huế ươm tạo các nhóm khởi nghiệp và đăng ký tham gia 7 nhóm. Sau quá trình triển khai, có 5 nhóm gửi ý tưởng nhưng chỉ có 1 nhóm dừng chân ở vòng loại. Bốn ý tưởng đi tiếp đều rất hay, cho thấy sự sáng tạo và tư duy khởi nghiệp khá tốt của sinh viên, trong đó ngoài ý tưởng “Trang trại xanh với hệ thống lọc nước thải tiên tiến” nghiên cứu về mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, các ý tưởng còn lại đều vận dụng lĩnh vực y học kết hợp một số lĩnh vực khác để nghiên cứu. Điển hình như ý tưởng “Đẹp, khỏe cùng Sunshine” là các sản phẩm thức uống từ các dược phẩm đông y; “Vietnam Health” là hệ thống quản lý các cơ sở y tế tư nhân và mạng xã hội dành riêng cho các bác sĩ, sinh viên y. Đối với ý tưởng “Phục hồi để tái sinh”, các sinh viên hướng đến nghiên cứu một ứng dụng dưới dạng app trên hệ điều hành android tích hợp các bài tập phục hồi chức năng sức khỏe.

Để giành tấm vé đi tiếp, các nhóm sinh viên ĐH Huế gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc được tiếp cận kiến thức ban đầu từ khóa tập huấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và một số hoạt động liên quan đến khởi nghiệp thì đây là lần đầu tiên họ tham gia cuộc thi này; thành viên các nhóm là sinh viên, kết nối từ nhiều trường ĐH khác nhau thuộc ĐH Huế. Hoàng Bá Hùng, đại diện nhóm ý tưởng Phục hồi để tái sinh, chia sẻ: “Yêu cầu của ban tổ chức là nhóm phải có sinh viên biết tiếng Pháp để dịch các thông tin sang ngôn ngữ nước này. Hơn thế, mỗi nhóm khởi nghiệp cần có chuyên môn từ nhiều lĩnh vực từ công nghệ thông tin, kinh tế, y dược, ngoại ngữ… Thời gian tổ chức khá gấp, lại đúng vào giai đoạn nghỉ hè nên việc kết nối cũng là rào cản. Quá trình làm việc nhóm gặp khó khăn do lần đầu làm việc chung, chưa hiểu nhau và khó thống nhất quan điểm. Qua gần 3 tháng làm việc, chúng em mới dần vào guồng”.

Theo đại diện các nhóm sinh viên, 4 ý tưởng đi tiếp đến nay đang dần hoàn thiện về phần đề cương để gửi tiếp cho ban tổ chức tuyển chọn vòng tiếp theo. Để hình thành được các ý tưởng này, các nhóm đã nghiên cứu, loại bỏ rất nhiều ý tưởng nhỏ chưa phù hợp. Nguyễn Thị Bích Ngọc, đại diện nhóm ý tưởng “Đẹp, khỏe cùng Sunshine” cho biết, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần nghiên cứu những ý tưởng mới, tính ứng dụng hiệu quả và khi đưa ra thị trường có thể cạnh tranh được về giá nên mọi ý kiến, ý tưởng của các thành viên đều được bàn bạc kỹ. Ngay việc chọn các dòng sản phẩm, tính toán chi phí, doanh số cũng là vấn đề được thảo luận từ sớm.

 Lợi thế đào tạo đa lĩnh vực của ĐH Huế giúp các nhóm thuận lợi trong việc tìm kiếm thành viên

Theo đuổi đam mê

Khó nói trước khả năng đi tiếp của tất cả các nhóm tham gia cuộc thi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nhất là những tiêu chí ngoài chuyên môn, như khả năng dịch, thuyết trình về ý tưởng. Song, với việc bước qua vòng loại, ĐH Huế đang làm được điều lâu nay kỳ vọng là tạo ra được các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý tưởng khả thi và đam mê hiện thực hóa ý tưởng.

Theo đại diện các nhóm sinh viên, giành được giải thưởng hay không không ảnh hưởng đến quá trình triển khai ý tưởng của họ vì tất cả sẽ đi tiếp để tiến đến đưa sản phẩm ra thị trường. Hoàng Bá Hùng cho hay, đây là ý tưởng đã hình thành từ lâu, với thuận lợi đang học ngành y (năm cuối) sẽ giúp em và một số bạn khác tiếp tục nghiên cứu. Vấn đề hiện tại là tìm kiếm thêm thành viên có chuyên môn về công nghệ thông tin và tiếp đến là marketing theo từng giai đoạn.

Vấn đề kinh phí là trăn trở của tất cả các ý tưởng, song mỗi nhóm đều có những kế hoạch dự phòng trong trường hợp dừng chân trước vòng chung kết. Bùi Văn Công, đại diện nhóm ý tưởng “Vietnam Health” cho rằng, khi ý tưởng tốt và được sự hỗ trợ tích cực của ĐH Huế, có thể sẽ kêu gọi được nguồn hỗ trợ hoặc góp vốn triển khai ý tưởng. Ý tưởng khả thi cũng có thể tiếp tục nghiên cứu để tham gia các cuộc thi khởi nghiệp của tỉnh hay trong nước khi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang được quan tâm.

Ban tổ chức sẽ công bố 4 ý tưởng xuất sắc nhất vào ngày 10/9 trước khi tiến đến vòng chung kết. Trước mắt, ĐH Huế đang hướng dẫn để các nhóm hoàn thiện ý tưởng, giúp họ thực hiện mục tiêu bước ra sân chơi khởi nghiệp quốc tế để học tập kinh nghiệm qua đó kích thích phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao phong trào, sân chơi của chị em

Phong trào rèn luyện thể dục thể thao (TDTT) với nhiều loại hình phong phú của hội viên phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế đã được các cấp Hội phát động, triển khai, duy trì và ngày càng được nhân rộng, thu hút ngày càng đông hội viên tham gia.

Thể thao phong trào, sân chơi của chị em
Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Với Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024/NÐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Return to top