ClockThứ Tư, 13/02/2019 09:12

“Toán học không khô khan”

TTH - Đó là khẳng định đó của cô Nguyễn Thị Thúy, gốc Nghệ An, giáo viên dạy toán Trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Duy, ở huyện Phong Điền.

Mở rộng sân chơi cho sinh viênGiảm tải và chủ động chọn môn họcĐề xuất có chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo Việt Nam

Mẹ mắc bệnh nặng năm chuẩn bị thi đại học, Thúy đành quên ước mơ trở thành nữ chiến sĩ công an và với lợi thế giỏi tự nhiên, cô đã thi vào Khoa toán, Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế. Ba năm học ở Huế, Thúy kiêm thêm việc chăm sóc mẹ điều trị dài ngày tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ra trường năm 2007, sau 3 năm công tác tại Trường THCS Phong Mỹ, cô Thúy được thuyên chuyển về Trường THCS Nguyễn Duy. Từ đó đến nay, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nhất là vai trò giáo viên chủ nhiệm, ngay từ đầu Thúy đã xác định chỉ giỏi chuyên môn chưa đủ, mà phải thấu hiểu tâm tư, hoàn cảnh của từng học sinh. Theo cô, nếu thành công trong giáo dục kỹ năng sống cho các em thì việc truyền đạt kiến thức sẽ dễ dàng hơn. Vậy là, những trò chơi “Tam sao thất bổn”, “Rung chuông vàng”…  được cô giáo này thu nhỏ và tổ chức ngay trong những tiết học thay cho giờ luyện tập hay kiểm tra bài cũ giúp học sinh rèn luyện hiệu quả hơn.

Cô Thúy tìm kiếm sự mới mẻ trong cách giảng bài

Là giáo viên chủ nhiệm, phải đối diện với những tính cách khác nhau của từng học sinh, chèo lái thế nào để đưa học sinh đến bến đỗ tốt là trách nhiệm mà cô giáo phải hoàn thành và hoàn thành thật tốt. Thúy tìm phương pháp phát huy hết khả năng cho học sinh giỏi; đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì động viên, giúp đỡ để các em duy trì được việc học, khó khăn nhất là “chiến đấu” với những cô, cậu “nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba…”. Nhờ sự tương tác đó, nhiều học sinh cá biệt do cô Thúy chủ nhiệm giờ đang là sinh viên của các trường đại học danh tiếng và tìm được việc làm ổn định. “Đối với em, cô như một người hùng trên chiến trường văn hóa” – Nguyễn Trần Như Ý, học sinh lớp 8/1 đã viết như thế về cô Thúy trong cuộc thi viết thư UPU quốc tế lần thứ 48 với chủ để “Viết về người hùng của em” năm 2018.

Với mong muốn làm mới những tiết dạy, năm 2017 cô Thúy đăng ký tham gia Ga la “Vì một trường học hạnh phúc” do VTV 7 phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức và đã vượt qua hàng ngàn thí sinh trên toàn quốc để trở thành 1/8 người được tham gia khóa đào tạo “thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Thông qua khóa học, Thúy đã học hỏi được nhiều từ các chuyên gia tâm lý giáo dục hàng đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhất là cách làm mới tiết học, nhận ra được điểm mạnh điểm yếu của bản thân để tổ chức những tiết học thú vị, bổ ích nhất.

Dưới sự bồi dưỡng của cô Thúy, năm nào Trường THCS Nguyễn Duy cũng có từ 3 đến 6 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh bộ môn máy tính cầm tay (đứng đầu toàn huyện). Cô Thúy cũng là 1 trong 2 giáo viên của huyện Phong Điền vinh dự được Tỉnh đoàn tuyên dương là gương mặt giảng viên, giáo viên trẻ tiêu biểu năm 2018.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Để đến trường đong đầy niềm vui

Người thầy hiện đại cần có phẩm chất cởi mở, bao dung. Muốn người học phát triển các phẩm chất, năng lực thì người dạy cần có tư duy mở để đón nhận cách học, cách suy nghĩ mới của lứa học trò gen Z. Sẽ thất bại trong giáo dục khi người thầy bảo thủ, áp đặt, luôn bắt học sinh phải răm rắp lắng nghe, phục tùng.

Để đến trường đong đầy niềm vui
Return to top