ClockThứ Hai, 21/10/2019 16:43

Tỉnh Tuyên Quang học tập kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Chiều 21/10, Đoàn công tác tỉnh Tuyên Quang do ông Trần Ngọc Thực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý chất thải. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định tiếp và làm việc với đoàn.

Trao giải cuộc thi viết về phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh”Lập sổ y bạ điện tử, hướng đến tầm soát bệnh tật cho người dânPhó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định kiểm tra Ngày chủ nhật xanh tại Quảng ĐiềnHương Trà: Gần 400 đợt ra quân hưởng ứng Ngày chủ nhật xanhGặp thầy giáo đạt giải nhất sáng tác ca khúc "Ngày Chủ nhật xanh"Cần xem phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" là "phong trào mở"

Quang cảnh buổi làm việc

Đặt vấn đề tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Trần Ngọc Thực cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế là điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường trong cả nước, đặc biệt là phong trào Chủ nhật xanh đang được các địa phương học tập và nhân rộng. Chuyến công tác lần này, đoàn công tác tỉnh Tuyên Quang mong muốn được học tập cũng như trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường, mô hình xử lý rác thải của tỉnh Thừa Thiên Huế để có cơ sở áp dụng tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cho biết, với mục tiêu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với sản phẩm nhựa và túi ni-lông sử dụng một lần” được cán bộ và Nhân dân đồng tình, tích cực hưởng ứng và thực hiện tích cực, hiệu quả, tạo được sức lan tỏa lớn.

Đối với công tác xử lý rác thải, chất thải rắn trên địa bàn, tính đến tháng 6/2018, trên địa bàn tỉnh triển khai 10 dự án đầu tư xây dựng có liên quan đến việc xử lý chất thải, các dự án này khi đi vào vận hành cùng với các khu xử lý hiện có sẽ đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải trên địa bàn, đủ khả năng tiếp nhận và xử lý chất thải rắn phát sinh hàng năm đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với khả năng tiếp nhận và xử lý khoảng 450 tấn – 600 tấn một ngày.

Mục tiêu của tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra là từ nay cho đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, song song với việc vận hành các cơ sở xử lý chất thải rắn hiện có thì sẽ tiến hành phân vùng quy hoạch chất thải rắn thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại. Đồng thời, đóng cửa các lò đốt chất thải rắn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, hoặc có công suất nhỏ hơn quy định.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top