ClockThứ Năm, 20/07/2017 14:11

Thủy điện xả nước cứu cá

TTH - Nhiệm vụ chính là cung cấp điện năng, nhưng các nhà máy thủy điện trong việc tích cực tham gia cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp khi cần thiết.

Cán bộ kỹ sư Nhà máy Thủy điện Hương Điền điều tiết mực nước

Chuyện hơn 20 tấn cá nuôi lồng trên sông Bồ chết trong những ngày gần đây được cơ quan chức năng kết luận là do ô nhiễm môi thường, nguồn nước thiếu ô xi khiến cá nuôi bị ngột. Trước nguy cơ cá tiếp tục chết gây thiệt hại nặng, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCHPCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu Nhà máy thủy điện Hương Điền (TĐHĐ) tăng lưu lượng xả nước về sông Bồ nhằm “giải cứu” tình trạng cá chết.

 Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy TĐHĐ thông tin, trước chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, cũng như yêu cầu bức thiết của Nhân dân, TĐHĐ đã tăng lưu lượng xả nước về hạ du gấp 3 lần theo quy định. Sau khi xả, nhà máy thông báo với các địa phương, ban ngành tranh thủ nguồn nước để xử lý môi trường, tẩy rửa lồng nuôi.

Ông Ngô Quang Thảo, Chủ tịch UBND phường Hương Xuân (Hương Trà) thông tin, hơn 10 tấn cá của gần 70 hộ dân địa phương bị chết, ước thiệt hại trên dưới 1 tỷ đồng. Khi có thông báo của cấp trên và Nhà máy TĐHĐ, chính quyền địa phương cũng như các xã lân cận tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích cực triển khai các biện pháp xử lý môi trường ở hạ lưu sông Bồ. Người dân đồng loạt làm vệ sinh lồng bè, kết hợp thu tỉa cá nhằm hạn chế thiệt hại.

Ông Thảo cho rằng, kể từ khi thủy điện xả nước (ngày 11/7), tình trạng cá chết giảm dần và chấm dứt hẳn sau đó một vài ngày.

Không chỉ “cứu” cá, vào mùa khô hạn hằng năm, Nhà máy TĐHĐ và các công trình thủy điện khác còn tăng cường lưu lượng xả nước về hạ du để chống hạn cho lúa. Riêng vụ hè thu năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino nên dự báo có nguy cơ hạn nặng. Từ tháng 7 đến tháng 8 là thời điểm lúa rất cần nhiều nước tưới nhằm đảm bảo sinh trưởng, song lúc này là thường cao điểm xảy ra hạn nặng. Vì vậy, công tác chống hạn cho lúa không chỉ là trách nhiệm của các chủ hồ thủy lợi mà còn cần sự “trợ giúp” của các hồ thủy điện, nhất là hồ TĐHĐ.

Ngoài Nhà máy TĐHĐ, mực nước tại các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh hiện tại tương đối dồi dào. Các công trình thủy điện Bình Điền và thủy điện Tả Trạch đang tuân thủ nghiêm khắc các quy định, cam kết xả nước về cho vùng hạ du với lưu lượng từ 20-60m3/s.

Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy TĐHĐ cho biết, mực nước hiện tại của hồ TĐHĐ ở cao trình 51m, so với mực nước chết là 46m. Hiện tại, hồ TĐHĐ vẫn cho chạy hai tổ máy để xả nước về hạ du. Dự báo, nếu tiếp tục xảy ra nắng hạn gay gắt thì chắc chắn mực nước trong hồ sẽ giảm. Tuy nhiên, dù tình hình sản xuất điện năng như thế nào thì việc “cứu” lúa hè thu vẫn được Nhà máy TĐHĐ ưu tiên, nâng cửa van điều tiết nguồn nước về hạ du các sông theo cam kết và chỉ đạo của tỉnh.

Thời điểm này, lưu lượng nước xả bình quân tại TĐHĐ khoảng 40-50m3/s, đảm bảo theo yêu cầu của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Thời gian đến nếu nắng hạn nặng, kéo dài, mực nước ở các sông và các hồ thủy lợi xuống rất thấp thì TĐHĐ tăng cường lưu lượng xả, có thể lên đến 60-70m3/s.

Ông Chu Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật-Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền cho biết, mực nước tại hồ thủy điện Bình Điền hiện khoảng trên 100 triệu m3/423 triệu m3, đảm bảo cung cấp điện năng và phục vụ chống hạn cho lúa hè thu. Nhà máy thủy điện Bình Điền sẽ thực hiện đúng cam kết, chỉ đạo của tỉnh trong việc xả nước về hạ du phục vụ chống hạn cho lúa khi có yêu cầu của ngành nông nghiệp.

Chánh Văn phòng Thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh Phan Thanh Hùng cho rằng, theo chu kỳ sinh trưởng, trong tháng 7-8 là thời điểm lúa rất cần nhiều nước. Yêu cầu của tỉnh và Sở NN&PTNT, các công trình thủy điện tiếp tục tuân thủ quy định việc cấp nước cho hạ du, trong thời điểm hạn gay gắt cần tăng cường lưu lượng xả nước để chống hạn.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó sạt lở hạ lưu thủy điện

Mưa lớn tiếp diễn thời gian qua làm mặt đất, các hồ thủy điện, thủy lợi “no” nước và bắt đầu điều tiết lũ gây tăng nguy cơ sạt lở, sạt trượt ở nhiều địa phương hạ nguồn. Kiểm tra, rà soát khu vực trọng điểm, làm tốt công tác cảnh báo được xem là giải pháp hữu hiệu hiện nay.

Ứng phó sạt lở hạ lưu thủy điện
Hạ mực nước hồ chứa, đón các đợt mưa mới

Từ đêm 12 đến ngày 17/11 tại địa bàn tỉnh có mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 250-500mm, có nơi trên 800mm. Các hồ đập tiếp tục hạ mực nước hồ, tăng dung tích phòng lũ, đón các đợt mưa thời gian tới.

Hạ mực nước hồ chứa, đón các đợt mưa mới
Khắc phục bất cập tại các công trình thủy điện

Một số thủy điện xuất hiện hiện tượng thấm qua thân đập, thấm phía vai trái đập và khu vực công trình có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão. Sở Công thương đề nghị chủ đập tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn quan trắc, đánh giá theo dõi để có phương án xử lý, đảm bảo an toàn đập và rà soát khu vực có nguy cơ sạt lở thuộc phạm vi công trình để có phương án gia cố kịp thời.

Khắc phục bất cập tại các công trình thủy điện
Tiếp tục hạ mực nước hồ chứa để đón lũ

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu điều chỉnh tăng lưu lượng vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện, thủy lợi để hạ mực nước hồ, tạo dung tích phòng lũ, chủ động đón các trận mưa trong thời gian đến.

Tiếp tục hạ mực nước hồ chứa để đón lũ
Return to top