Thế giới

Thành phố thông minh - giải pháp để ASEAN đối phó với biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 16/09/2019 20:11
TTH - Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), dân số sẽ ngày càng tập trung nhiều ở đô thị và khoảng 90 triệu người sẽ chuyển đến các thành phố trong khu vực ASEAN. Điều này có nghĩa là cư dân thành thị sẽ chiếm 45% dân số ASEAN, nơi hàng triệu người, đặc biệt là những người sống ở những nơi dễ bị tổn thương, sẽ phải đối mặt với tác động của những thiệt hại môi trường.

ASEAN và kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậuASEAN hướng đến những thành phố “thông minh và xanh”

Việt Nam có 3 thành phố nằm trong Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN. Ảnh: VOV

Giới chuyên gia cho rằng, các công nghệ mới hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều giải pháp đô thị hiệu quả. Theo Phó Tổng thư ký LHQ kiêm Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana, “các lưới điện thông minh và giải pháp năng lượng hiệu quả, hệ thống quản lý giao thông trong thời gian thực, quản lý chất thải và hệ thống nước và các công nghệ thông minh sẽ cho phép các thành phố tương lai hoạt động hiệu quả hơn”.

Các thành phố thông minh, hệ thống năng lượng và giải pháp giao thông, cùng với những thay đổi về công nghệ và sự tham gia của người dân đang mang lại các giải pháp thay thế để bảo vệ các thành phố và môi trường, cũng như giảm sự tác động của chúng vào sự nóng lên toàn cầu. Một ví dụ điển hình có thể kể đến là Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN), được thiết kế để huy động các giải pháp thông minh trên khắp Đông Nam Á. ASCN hiện có 26 thành phố, trong đó có 3 thành phố của Việt Nam, đang phát triển tầm nhìn cho các thành phố thông qua hệ thống công nghệ, cơ sở hạ tầng… để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top