ClockThứ Năm, 23/05/2019 06:15

Tăng nguồn lực cho hoạt động bảo vệ, phát triển rừng

TTH - Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) sau nhiều năm hoạt động đã đóng góp nguồn tài chính đáng kể cho ngành lâm nghiệp.

Năm 2019 sẽ thành lập thêm 16 HTX lâm nghiệp bền vữngKhôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây NguyênChuỗi trong phát triển lâm nghiệpPhát triển rừng & kinh tế dưới tán rừng

Lực lượng kiểm lâm hướng dẫn người dân đo đạc, kiểm đếm cây rừng

Hạn chế xâm lấn đất rừng

Cộng đồng thôn 3 xã Thượng Nhật (Nam Đông) được giao quản lý 285ha rừng, trong đó diện tích được chi trả là trên 224ha. Với mức giá quy đổi là 400.000 đồng/ha, năm 2018, bà con của thôn được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) với tổng số tiền gần 90 triệu đồng.

Ông Hồ Đức Kiếu, Trưởng thôn 3, xã Thượng Nhật cho biết, chính sách chi trả DVMTR góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quản lý, bảo vệ rừng.

Riêng 2 xã Thượng Long và Thượng Nhật, từ năm 2014-2018, Quỹ BV&PTR tỉnh đã chi trả cho 8 cộng đồng ở đây gần 900 triệu đồng.

Ông Hoàng Văn Chúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nam Đông đánh giá, ngoài việc người dân, nhất là đồng bào dân tộc nghèo vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách BV&PTR, từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều kết quả tích cực, số vụ vi phạm Luật BV&PTR, cũng như diện tích rừng bị thiệt hại trong giai đoạn 2014 -2018 giảm mạnh.

Nam Đông, A Lưới là hai huyện vùng cao có diện tích được chi trả DVMTR lớn nhất của tỉnh. Năm 2018, tổng số tiền chi trả cho các chủ rừng, tổ chức trên địa bàn huyện gần 27 tỷ đồng (chiếm gần 56% tổng số tiền chi trả DVMTR trên toàn tỉnh); trong đó có hơn 5,3 tỷ đồng được chi trả cho 31 cộng đồng, 170 nhóm hộ và 112 hộ gia đình. Đây là nguồn lực lớn để các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình tăng cường tuần tra, canh gác, bảo vệ rừng được giao; đồng thời thúc đẩy phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập.

Phát triển, nuôi dưỡng nguồn quỹ

Thực tế cho thấy, hoạt động của Quỹ BV&PTR tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Đó là cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả giữa các đơn vị; chưa tạo thêm nguồn thu bên cạnh nguồn truyền thống là các nhà máy thủy điện. Tại đợt giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2013-2018 của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, các đơn vị có liên quan kiến nghị với đoàn giám sát một số nội dung liên quan.

Ông Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh cho rằng, cần thiết giao cho Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các sở khác rà soát trình UBND tỉnh danh sách các cơ sở, tổ chức, cá nhân phải chi trả DVMTR, xác định diện tích rừng để làm cơ sở chi trả DVMTR. Tiền DVMTR là một nguồn tài chính mới, nhiều lãnh đạo, cán bộ chưa hiểu hết bản chất của tiền DVMTR, vẫn xem đây là một nguồn NSNN và vận dụng cơ chế quản lý NSNN vào quản lý tiền DVMTR, gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR.

Quỹ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR; giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng và hộ nhận khoán bảo vệ rừng, không để tồn đọng; đồng thời sẽ sớm hoàn thành dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng, làm cơ sở thực hiện chính sách chi trả DVMTR tốt hơn.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh-ông Nguyễn Chí Tài đánh giá cao hoạt động của Quỹ BV&PTR tỉnh. Với tính công khai, minh bạch, quỹ đã chi trả tiền DVMTR một cách hiệu quả, qua đó động viên người dân yên tâm giữ rừng.

“Chúng tôi sẽ đề xuất, kiến nghị Quốc hội thông qua Luật BV&PTR (sửa đổi), trong đó bổ sung những nội dung liên quan đến quỹ, cũng như chính sách chi trả DVMTR. Các đơn vị tiếp tục làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ rừng một cách bền vững; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thu chi nguồn quỹ của các cộng đồng, nhóm hộ. Đề nghị Quỹ BV&PTR tỉnh nâng cao hơn nữa hiệu quả các khoản thu. Phải xây dựng kế hoạch mở rộng khai thác nguồn thu khác, tạo thêm nguồn lực cho công tác chi trả DVMTR triển khai tốt thì sẽ tăng thêm nguồn thu, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu cho công tác BV&PTR trong thời gian tới”- ông Nguyễn Chí Tài mong muốn.

Sau hơn 8 năm thành lập, Quỹ BV&PTR tỉnh thu được tổng tiền DVMTR gần 162 tỷ đồng; tiến hành chi trả cho chủ rừng hơn 130 tỷ đồng. Quỹ đã trực tiếp ký kết được 9/9 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR, chủ yếu từ các đơn vị nhà máy thủy điện. Công tác chi trả cho chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng luôn được thực hiện công khai và minh bạch, góp phần bảo vệ gần 156.000 ha rừng trên tổng số 283.000 ha rừng của tỉnh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, miền núi của tỉnh.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Return to top