ClockThứ Năm, 15/12/2016 06:01

Sát cánh cùng ngư dân

TTH - Hoạt động của các Đài thông tin Biên phòng và công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển góp phần rất lớn giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 lắp đặt máy ICOM cho tàu cá của ngư dân

Vững tin trên biển

Không hẹn trước, chúng tôi đến thăm Đài thông tin biên phòng của Hải đội 2 (thị trấn Thuận An, Phú Vang) trong những ngày miền Trung chịu nhiều mưa gió. Cuộc trò chuyện giữa tôi với thiếu uý Nguyễn Hùng Việt - người trực canh đài thông tin biên phòng Hải đội 2 cứ đứt quãng bởi anh phải luôn thu phát tín hiệu từ các tàu cá. Các thông tin đài tiếp nhận từ biển khơi gửi về đất liền rất nhiều loại, nào là thông báo tình hình tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia; nào là kêu cứu với rất nhiều lý do khác nhau: tàu gặp nạn trên biển, tàu chết máy, tàu gặp thời tiết mưa bão, cấp cứu ngư dân bị đau ruột thừa... Anh Việt cho biết: Hệ thống thông tin biên phòng thực hiện thu phát các tín hiệu cấp cứu từ các tàu, nhất là tàu đánh cá của ngư dân, sau đó báo cáo cấp trên xử lý thông tin và kịp thời đưa ra giải pháp trợ giúp cần thiết cho tàu gặp nạn. Tùy vào vị trí của tàu đang cần giúp đỡ, đơn vị biên phòng gần nhất bất chấp hiểm nguy, vượt trùng khơi để ứng cứu kịp thời. Trong năm nay, có hơn 100 lượt tàu cá liên lạc về với gia đình để được hỗ trợ hậu cần và giải quyết khó khăn khi tàu gặp sự cố nhỏ. 

Là một trong những chủ tàu được ứng cứu kịp thời trên biển lúc gặp nạn, ông Nguyễn Khơi ở thị trấn Thuận An tâm sự: “khi tàu chúng tôi gặp nạn, ngay khi phát tín hiệu cấp cứu qua Đài thông tin biên phòng, nghe giọng của những người lính biên phòng đáp lại qua sóng điện đàm làm chúng tôi vững tin hơn để giành giật sự sống trên biển cả”. Mặc dù điều kiện thời tiết rất bất lợi, mưa to, gió lớn, nhưng cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 vẫn bất chấp hiểm nguy, nhanh chóng triển khai lực lượng ra biển tiến hành tìm kiếm, cứu tàu gặp nạn.

Nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ

Thực tế những năm trước đây, các tàu cá đi biển khi gặp tai nạn thường đối mặt với rủi ro rất cao do không có hệ thống thông tin liên lạc với đất liền, các tàu phải tự cứu lấy mình. Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã trang cấp nhiều máy ICOM và máy thông tin cho các tổ tàu thuyền đoàn kết trên biển; đầu tư nâng cấp các Đài thông tin của Hải đội 2, Đồn Biên phòng Vinh Hiền, Đồn Biên Phòng Lăng Cô và cơ quan Bộ chỉ huy... Các Đài thông tin trực canh 24/24 giờ để kịp thời nắm bắt tình hình trên biển và ứng cứu cho ngư dân. Để tạo điều kiện cho các tàu cá tiếp cận với thông tin biên phòng, các đơn vị biên phòng tuyến biển thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân hiểu biết mục đích, ý nghĩa và cách khai thác, vận hành thiết bị máy thông tin nhằm giữ liên lạc với bộ đội biên phòng trong suốt mùa đi biển.

cán bộ, chiến sĩ các đơn vị biên phòng tuyến biển cũng tích cực xây dựng mô hình “Tổ tàu thuyền đoàn kết trên biển” với các quy chế phối hợp giúp ngư dân liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trong đánh bắt và tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển, gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển của Tổ quốc. Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết: “Mô hình này đang mang lại hiệu quả rất thiết thực, đó là tình đoàn kết giúp nhau trên biển lúc gặp khó khăn, thiên tai, hoạn nạn hay đấu tranh với các tàu thuyền đánh cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta. Các tổ tàu thuyền đoàn kết còn thi đua trong đánh bắt thủy hải sản, nên chú trọng mua sắm các thiết bị hiện đại, đầu tư mua máy công suất lớn để vươn xa bám biển dài ngày…”.

Không tách rời bà con ngư dân, cán bộ chiến sĩ Đội vận động quần chúng của các đơn vị biên phòng tuyến biển còn tranh thủ lúc ngư nhàn, kết hợp việc tuyên truyền về biển đảo Việt Nam, gắn với xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Các đơn vị cũng xây dựng được lực lượng cốt cán trong Nhân dân, động viên bà con tích cực củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. khi bà con đi biển, các anh lại từng giờ dõi theo, giữ thông tin liên lạc, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân trong những chuyến ra khơi...

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên

Sáng 17/3, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp cùng Đoàn Thanh niên, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh tổ chức chương trình trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng chống, cứu hộ, cứu nạn về phòng cháy chữa cháy năm 2024.

Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên
Return to top