ClockThứ Bảy, 16/12/2017 12:56

Phát triển, nhưng phải có trách nhiệm với cộng đồng

TTH - Không ai ngăn cản sự phát triển dịch vụ, nhưng phát triển phải có trách nhiệm với cộng đồng, với thành phố...

Ngầm hóa hệ thống điện, viễn thông: Cần một quy hoạch chi tiết và đầu mối cụ thể

Đủ loại dây sà dọc các đường Thanh Hải-Trần Thái Tông không được ai để mắt

Dây điện, dây cáp các loại chăng mắc khiến phố phường như mạng nhện giăng, quá bức bối, quá khó ngó. Thế cho nên, khi tỉnh chỉ đạo và ngành thông tin truyền thông ra tay chấn chỉnh, không chỉ có tôi mà rất nhiều người khác nữa, cả dân thành phố lẫn du khách, đều hết sức hoan hỷ, đồng tình. Phải như thế chứ, ai mà thành phố du lịch nhìn vô lại cứ như cái ổ nhện. Không ra tay bây giờ, để phát triển tự do, chỉ dăm bữa nữa không khéo thành búi thành cục, xử lý không nổi. Cứ vô TP. Hồ Chí Minh, ra Hà Nội mà xem. Bài học nhỡn tiền là đó.

Có điều, ngành TTTT có vẻ mới chỉ quan tâm đến những tuyến phố chính mà quên mất phần nhiều những con đường khác. Thế cho nên, ở những tuyến đường này, các nhà mạng cứ thoải mái giăng mắc. Họ tích cực cạnh tranh, tích cực mở rộng thị phần, ngày nào cũng có lực lượng nhân viên đi phát tờ rơi, vận động hết nhà này đến nhà nọ vô truyền hình cáp, vô internet... Và hễ có một nhà gật đầu là rất nhanh chóng có thêm một sợi dây vắt vẻo trên cột, băng qua vườn, vắt qua trước ngõ nhà dân, miễn đưa được tín hiệu đến cho khách hàng và thu tiền; bất cần trật tự, bất cần mỹ quan(!). Có nhiều sợi không ai trông nom, rơi rụng vắt ngang đường đi, hoặc lòng thòng dọc theo con đường hết ngày này qua ngày khác cũng không thấy chủ nhân đến xử lý. Người dân thì búi, không biết của nhà nào mà gọi; mà cắt thì sợ...giật. Cuối cùng thôi, "mackeno"!

Mackeno nhưng thấy ức và chướng mắt không chịu được. Lên tuyến Phan Bội Châu, về các ngõ, hẻm của đường Hải Triều, hay cả các con phố mới Phan Văn Trường, Trương Gia Mô... và nhiều, nhiều nữa, có thể mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng thấy đều chung "thân phận".

Các nhà mạng, nhà cáp đừng tưởng đường sá là của riêng nhà mình mà ưa làm gì cũng được. Đừng tưởng đường nhỏ, đường phụ thì... không quan trọng. Nhỏ và phụ, nhưng có khi là đường dẫn đến các điểm du lịch, các khu di tích, ngày ngày đón hàng ngàn lượt du khách cả đấy.

Đơn cử có thể đến đường Thanh Hải- Trần Thái Tông mà xem. Đây là tuyến đường ngang qua nghĩa trang Phan Bội Châu, nơi yên nghỉ của những nhà cách mạng, những danh nhân như Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, Hồng Sơn Dã Mã Võ Thành Minh, Ấu Triệu Lê Thị Đàn...; tuyến đường dẫn lên đồi Quảng Tế, qua những ngôi chùa cổ nổi tiếng như Thuyền Lâm, Từ Hiếu, lên Vạn Niên, Vọng Cảnh, lăng Tự Đức... mà các đoàn khách ngoại quốc du lịch bằng xe máy, xe đạp rất thích chọn đi. Vậy nhưng mạng, cáp các loại thì vô cùng ngao ngán. Ngay như nghĩa trang Phan Bội Châu- di tích lịch sử cấp quốc gia hình như cũng bị coi... "không ra gì" cho nên ngay trên đầu cổng chính là tùm lum dây dợ, tới chừng "sải tay" nữa là đồng loạt sà xuống cả vờ, đến mức được người ta tấp vào để ...làm hàng rào cho di tích; thật "tiện lợi" (!??)

Không ai ngăn cản sự phát triển dịch vụ, nhưng phát triển phải có trách nhiệm với cộng đồng, với thành phố. Nếu không cảnh báo để có giải pháp từ sớm, việc khắc phục về sau tin rằng sẽ vô cùng đau đầu và tốn kém. Mà khắc phục là điều tất yếu không chỉ Huế mới làm, không ít đô thị khác trong cả nước đều đang phải dọn dẹp lại. Văn minh, văn hóa, hiện đại, không ai chấp nhận "mạng nhện" chăng mắc mọi lúc mọi nơi bao giờ.

Bài, ảnh: Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top