ClockChủ Nhật, 27/05/2018 12:41

Phan Quang - Lão tướng của làng báo

TTH - Nhà báo, nhà văn Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại làng Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nhiều đồng nghiệp vẫn gọi Phan Quang là “lão tướng” bởi tuổi tác và sự nghiệp báo chí, văn chương đồ sộ của ông. Ông sinh năm Mậu Thìn – 1928. Tuổi cao, nhưng Phan Quang vẫn say mê “Đọc, đi, nghĩ, viết”, như ông thường nói. Ông là tấm gương sáng yêu nghề, lao động sáng tạo nghiêm túc, không ngơi nghỉ.

Đại hội Hội nhà báo Thừa Thiên Huế lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022Khai mạc Đại hội lần thứ VI Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2017- 2022Nhà báo đoạt giải và câu chuyện tác nghiệp

“Đồng bằng sông Cửu Long”, một trong những tác phẩm của nhà văn, nhà báo Phan Quang

Giữa tháng 5/2018, trong một chuyến đi về miền Trung, chúng tôi và nhà báo, nhà văn Phan Quang đến Huế. Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo, Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Hồng Hạnh điện thoại cho tôi nhờ anh cảm phiền với “lão tướng về việc Báo Thừa Thiên Huế  xin được trò chuyện với bác Phan Quang, chỉ là những nội dung  liên quan đến nghề báo, trước thềm Ngày Báo chí cách mạng (21/6).

Buổi tối có thêm nhà nghiên cứu, nhà báo Dương Phước Thu ngồi bên bờ con sông An Cựu hiền hòa, thơ mộng. Phan Quang kể nhiều chuyện vui về dòng sông này và nhắc ngay đến báo Dân, tờ báo công khai của Xứ ủy Trung Kỳ xuất bản tại Huế, tòa soạn nằm trên đường Trần Thúc Nhẫn – chính là trụ sở báo Thừa Thiên Huế ngày nay, do nhà cách mạng Phan Đăng Lưu trực tiếp chỉ đạo nội dung và biên tập.

Phan Quang uyên bác, hiểu sâu các nhân vật trí thức tên tuổi của xứ Huế, hoạt động báo chí và văn chương ở Huế. Ông nội của Phan Quang, cụ Phan Thanh Tân đậu cử nhân, làm quan Ngự sử triều đình nhà Nguyễn, cụ có tầm tri thức, tính tình ngay thẳng, cương trực rất được kính nể.

Phan Quang bộc bạch, với trọng trách Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông có bổn phận, trách nhiệm nghiên cứu sâu các tờ báo cách mạng tiền bối, trong đó có báo Thanh Niên do Bác Hồ sáng lập năm 1925, báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, báo Dân của Xứ ủy Trung Kỳ do Phan Đăng Lưu làm chủ bút… để từ đó lãnh đạo Hội trình với cấp trên cho phép lập Ngày Báo chí Việt Nam.

Nhà văn, nhà báo Phan Quang. Ảnh: Liên Minh

Lần này, gặp lại nhà báo, nhà văn Phan Quang tại Huế, bên dòng An Cựu, Dương Phước Thu trân trọng mời Phan Quang, tháng 7 tới trở lại Huế dự hội thảo và tham luận về báo Dân. Phan Quang vui vẻ nhận lời viết tham luận.

Lần trước, từ Huế ra Hà Nội dự hội thảo, Dương Phước Thu bái phục: “Cụ Phan Quang nhìn xa trông rộng, uyên bác, tầm văn hóa cao, nghiên cứu sâu sắc”. Tôi nhiều lần tiếp xúc, cùng  làm việc với ông, bao giờ Phan Quang cũng “nói có sách, mách có chứng”, chuẩn xác tư liệu, phân tích, luận bàn, phản biện khoa học, rõ ràng. Điều gì chưa rõ, hiểu chưa cặn kẽ, chưa chắc chắn là ông hỏi, truy tìm từ tài liệu gốc cho bằng được mới thôi. Phương pháp tư duy, cung cách làm việc của Phan Quang chặt chẽ, biện chứng. Đó là tấm gương đối với những ai theo nghề báo – nghiệp văn nghiêm túc.

Phan Quang tự hào, những năm đầu đi theo cách mạng, khi tuổi đời mới đôi mươi làm phóng viên báo Cứu Quốc Liên khu Vl, tòa soạn đóng ở Đô Lương, Nghệ An, Phan Quang được làm việc, tiếp xúc với các bậc trí thức lớn trong giới văn nghệ, báo chí. Họ là bậc thầy, bậc đàn anh – số đông sinh thành từ xứ Huế, Hà Nội, Sài Gòn, Vinh...  Ông học tập ở họ nhiều điều, trưởng thành – rèn dũa thêm Pháp ngữ, một ít chữ Nho, tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trường đời. Ông làm việc không ngơi nghỉ. Tuổi 90 mà ngày đêm ông vẫn sáng tạo trên từng con chữ, trang viết. Sự thông tuệ, minh mẫn, trí nhớ của ông thật tuyệt - không quá lời khi có ai đó đã nhận xét về ông, sức đọc, sức viết thật "phi thường". Sắp tới, nhà văn, nhà báo Phan Quang sẽ trình bạn đọc một cuốn sách mới có tựa đề Qua tên gọi bốn con đường do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Ông cũng là tấm gương tự học, tích lũy kiến thức. Ông không có bằng cử nhân ngoại ngữ nhưng thông thạo tiếng Pháp, biết tiếng Anh, là một dịch giả trên cả xuất sắc, bởi ông đã tài hoa chuyển từ Pháp ngữ qua Việt ngữ bộ truyện cổ Ai Cập lừng danh Nghìn lẻ một đêm (đã tái bản 39 lần ở Việt Nam), cùng hàng chục tác phẩm văn học nước ngoài khác.

Trên thực tế, Phan Quang là nhà kinh tế bậc thầy, nhà nghiên cứu “Tam nông” hiếm có (ông nguyên là Trưởng ban Nông nghiệp, Trưởng ban Kinh tế Báo Nhân Dân nhiều năm), tác giả của nhiều cuốn sách mang tính khảo cứu về các lĩnh vực này, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long đã tái bản 5 lần, với hàng chục ngàn bản in)…

PHẠM QUỐC TOÀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Tương lai nào cho chúng ta?

Nhà báo - nhà văn Julie Lardon phối hợp cùng Viện Pháp và NXB Kim Đồng, tổ chức workshop “Tương lai nào cho chúng ta?” tại Huế.

Tương lai nào cho chúng ta
“Tam nhân đồng hành”

Do ít rượu bia và kém ngoại giao, tôi ít khi được bạn văn phương xa đến Huế gọi đi “nhậu”. Vậy mà vào một ngày tháng 7 vừa qua, bỗng nghe nhà thơ Ngô Đức Hành mời xuống quán cà phê của nữ sĩ Bạch Diệp. Ngô Đức Hành vừa đến Huế trong tốp “tam nhân xuyên Việt”. Hai người nữa là họa sĩ Vi Quốc Hiệp và Thế Hùng - người “cầm lái vĩ đại”, có nhiều danh hiệu nhất: Tiến sĩ mỹ học, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo…

“Tam nhân đồng hành”
Return to top