ClockChủ Nhật, 13/10/2019 10:58

Ở đâu có học sinh đến trường, ở đó có giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, các địa phương đang rà soát về tình trạng thừa thiếu giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non; từ đó tuyển mới, bổ sung giáo viên để đáp ứng yêu cầu ở đâu có học sinh đến trường là ở đó có giáo viên.

Đảm bảo đủ trường học, giáo viên cho cấp mầm non không phải việc riêng của ngành giáo dụcCả nước thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu họcNăm 2021, Việt Nam thiếu 49.000 giáo viên mầm non và tiểu họcĐưa giáo viên phổ thông xuống dạy mầm non: Lo ngại áp lực cao

Cấp học mầm non vẫn thiếu giao viên

Một trong những mục tiêu trọng tâm mà ngành giáo dục đặt ra trong năm học 2019 - 2020 là giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên; chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thiếu giáo viên nhiều nhất vẫn là bậc mầm non. Ảnh: TTXVN

Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo định biên quy định. Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số. Hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%, do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.

Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT cho biết: Từ năm 2015 đến nay, số lượng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non tăng nhanh (tăng trên 1,2 triệu trẻ, tương ứng tăng thêm trên 41.000 nhóm/lớp, nhu cầu cần thêm khoảng 80.000 giáo viên). Trong khi đó, số lượng giáo viên được tuyển dụng hàng năm chưa tương xứng với số lượng trẻ tăng thêm, trong khi mỗi năm toàn ngành có khoảng 3.000 giáo viên nghỉ hưu. Trong đó, công tác tuyển dụng tại một số địa phương còn chậm, chưa kịp thời đáp ứng được quy môi trường lớp tăng hằng năm. Bên cạnh đó, việc đáp ứng đủ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới là cần thiết.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cấp THCS, số lượng giáo viên Âm nhạc và giáo viên Mỹ thuật cơ bản là đủ, bởi cấp học này mỗi môn đều có giáo viên thuộc chuyên ngành của môn đó giảng dạy. Nhưng những giáo viên chuyên biệt môn âm nhạc và môn mỹ thuật cấp tiểu học hiện nay đang thiếu cục bộ. Riêng với cấp THPT, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, 2 môn này sẽ được đưa vào là môn tự chọn, trong khi đó hơn 2.800 trường THPT trên cả nước hiện chưa hề có giáo viên giảng dạy cả hai môn học này (bởi nội dung chương trình hiện hành chưa có các môn học nghệ thuật).

Ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: Đối với cấp tiểu học, nếu mỗi trường có 1 giáo viên Âm nhạc và 1 giáo viên Mỹ thuật thì hiện nay còn thiếu 2.199 giáo viên Âm nhạc và 2.093 giáo viên Mỹ thuật. Những trường tiểu học thiếu giáo viên Âm nhạc hoặc Mỹ thuật thì giáo viên ở trường đó sẽ phải dạy luôn các môn này.

Bổ sung cấp bách giáo viên

Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian tới, sẽ bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên. Hà Nội, Quảng Ngãi và một số địa phương đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT về rà soát đội ngũ và vấn đề thừa, thiếu, hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Đó là, Quảng Ngãi có 6 huyện (gồm Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Nghĩa Hành, Minh Long) trong diện sắp xếp lại. Căn cứ vào tình hình thực tế, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Sở Nội vụ đã tích cực tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ đồng ý cho 6 huyện nói trên được sử dụng giáo viên hợp đồng.

Một giải pháp của Hà Nội là đưa ra là xét tuyển hết số giáo viên đã ký hợp đồng, đóng bảo hiểm trên 5 năm rồi mới thi tuyển số giáo viên còn lại.

Theo ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT thì, hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương rà soát định mức chỉ tiêu số người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng đề án và đề xuất bổ sung thêm giáo viên cho ngành giáo dục. Đây là quyết định khá hợp lý trong bối cảnh các địa phương phải thực hiện Nghị quyết Trung ương về tinh giản biên chế. Chính phủ chỉ đạo là ở đâu có học sinh đến trường là ở đó có giáo viên. Rà soát để tăng chỉ tiêu biên chế là điều phải làm trước mắt.

“Bên cạnh đó các địa phương phải thực hiện, sắp xếp mạng lưới trường lớp có hiệu quả. Làm thế nào để những nơi có nhiều điểm lẻ, trường ít học sinh thì đưa vào theo quy chuẩn nhất định. Vấn đề là phải tận dụng nguồn lực từ giáo viên, cơ sở vật chất. Một giải pháp nữa là tăng cường xã hội hóa giáo dục. Làm thế nào để tăng tỷ lệ giáo dục mầm non ngoài công lập. Địa phương sử dụng hiệu quả nguồn lực cơ sở vật chất, tiết kiệm tài nguyên, xã hội hóa cơ sở mầm non công lập. Theo lộ trình sẽ dần dần bố trí đủ giáo viên theo quy định. Tất nhiên, đi cùng với đó là những đợt kiểm tra để đảm bảo giáo viên đáp ứng theo chuẩn”, ông Nguyễn Bá Minh chia sẻ.

Ông Nguyễn Bá Minh cũng cho biết để đáp ứng ngay bài toán thiếu giáo viên thì không thể. Bởi đây đáp ứng tình trạng thiếu giáo viên trên cả nước là cả lộ trình.

“Đây là lộ trình dài và mang tính địa phương. Nhưng tôi tin chắc sau 2023 thì vấn đề thiếu giáo viên không trầm trọng như hiện nay, đặc biệt giáo viên mầm non”, ông Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

TIN MỚI

Return to top