ClockThứ Hai, 11/12/2017 05:41

Nỗi lo bán thuốc không đơn

TTH - Dù Luật Dược 2016 chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2017, việc bán thuốc lẻ phải có đơn nhưng thực trạng bán không đơn vẫn diễn ra phổ biến.

Khách mua thuốc không đơn tại quầy thuốc trên đường Nguyễn Sinh Cung-TP Huế

Bán thuốc như bán hàng tạp hóa

Tình cờ, tôi gặp một phụ nữ chừng tuổi 40 bước vào quầy thuốc tại chợ Vinh Hiền (Phú Lộc): “Cho em thuốc ho và sốt”. Hỏi han vài câu, chủ quầy liền lấy thuốc cho khách, chừng 10 viên màu cam, hồng, xanh và dặn: “Uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần vào sáng, trưa và chiều”.

Tình trạng mua thuốc như trên tôi từng gặp nhiều nơi. Có trường hợp người mua chỉ báo tình trạng bệnh, có trường hợp đến mua giúp cho người thân. Mới đây về quê, nghe người em kể chuyện bà dì bị viêm phế quản ho ra máu nhưng tự mua thuốc ở các quầy dược cạnh nhà để điều trị. Thấy tôi xem số thuốc dì đang uống (có nhiều vỉ kháng sinh Amoxicillin), dì nói mua ở các nhà thuốc có uy tín, người bán có bằng dược, họ tư vấn thêm cách điều trị.

Ở TP. Huế, hiện có không ít quầy thuốc mà người đứng bán kiêm luôn “bác sĩ”. Cách đây vài hôm, đến một quầy thuốc ở đường Chi Lăng vào tầm trưa, tôi thấy nhiều khách vào mua thuốc chỉ khai bệnh tình đại khái như thằng cháu đau bụng, người bố đau thắt ở ngực… là chủ quầy đếm thuốc này, thuốc kia trao cho khách như bán những món hàng tạp hóa. Dịp này, tôi gặp một thanh niên bước vào: "Cho em vỉ Viagra". Người bán đon đả: “Em hết loại cũ rồi, chỉ còn hàng tàu, vỉ 3 viên, giá 40 nghìn đồng”. Đứng cạnh thanh niên này, tôi băn khoăn vì qua tìm hiểu được biết thuốc này (hỗ trợ cho nam giới yếu sinh lý) không phải ai muốn là dùng được, phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thế nhưng, khách cần là có!

Bác sĩ Lê Văn Quang, Trưởng phòng Y tế TP. Huế, cho biết: “TP. Huế có hơn 150 quầy thuốc, nhà thuốc. Việc kiểm tra các cơ sở bán thuốc theo đơn hay không đơn thực sự rất khó khăn vì nhân lực mỏng, không thể đến tất cả quầy thuốc kiểm tra thường xuyên mà chỉ kiểm tra định kỳ. Đồng quan điểm với bác sĩ Quang, Trưởng phòng Y tế huyện Phong Điền, bác sĩ Thái Văn Lệ nói: “Rất khó. Nếu kiểm soát tốt phải giám sát hàng ngày. Ở Phong Điền hiện có 45 nhà thuốc, quầy thuốc mà chỉ có 3 cán bộ thì không thể nói đến chuyện giám sát hàng ngày”.

Không chỉ kiểm tra, kiểm soát

Thông tin từ những bác sĩ công tác tại các BV trên địa bàn TP. Huế, hiện người dân Việt Nam chưa có thói quen khi có biểu hiện bệnh thì đi bác sĩ khám, nhất là với những biểu hiện nhẹ, như nhức đầu, ho, sổ mũi, cảm cúm... Phần lớn họ tự ra quầy thuốc mua về dùng. Các quầy thuốc vẫn bán theo nhu cầu của người mua vì họ nghĩ rằng người có nhu cầu không mua ở chỗ này vẫn có thể mua chỗ kia. Chính những nguyên nhân này khiến việc quản lý bán thuốc theo đơn đối với những loại thuốc bắt buộc phải kê đơn gần như chưa kiểm soát được. Điều đó dẫn đến hệ lụy vô cùng lớn cho thế hệ tương lai là tình trạng kháng thuốc. Một kết quả của Bộ Y tế, Việt Nam có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao và đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc ngày càng gia tăng, đặc biệt kháng với kháng sinh thế hệ mới. Điều này khiến việc điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn ngày càng gặp khó khăn.

Đại diện lãnh đạo Sở Y tế cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có gần 600 cơ sở kinh doanh dược (phần nhiều tân dược). Không phải bây giờ mà trước đó tại Luật Dược năm 2005, sở đã ban hành văn bản về tăng cường hành động chống kháng thuốc, đã tuyên truyền, vận động cán bộ trong ngành sử dụng kháng sinh có trách nhiệm và yêu cầu các cơ sở bán lẻ thuốc  thực hiện đúng nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”, chấp hành các quy định về bán thuốc theo đơn; thành lập đoàn liên ngành thanh kiểm tra định kỳ 2-3 lần/năm. Riêng các phòng y tế huyện, thị xã theo phân cấp quản lý đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc bán thuốc theo đơn trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật. “Tuy vậy, việc quản lý bán thuốc lẻ theo đơn vẫn là bài toán khó”. Vị lãnh đạo này nói.

GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, người hơn 30 năm hoạt động trong ngành y chia sẻ, việc bán thuốc theo đơn và không đơn là một thực trạng khó quản lý không riêng ở Thừa Thiên Huế. Theo GS. Trần Hữu Dàng, để quản lý tốt, trước hết, phải chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc nên bác sĩ khi có biểu hiện bất thường sức khoẻ và sử dụng thuốc đúng liều lượng. Muốn vậy, cần có chính sách phát triển mạnh các cơ sở, dịch vụ khám chữa bệnh đến gần dân hơn. Bên cạnh ý thức của người dân là ý thức của các cơ sở kinh doanh thuốc, phải có chính sách hợp lý tăng cường kiểm tra giám sát, huy động lực lượng y tế xã, phường, người dân vào cuộc với cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh…

Hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành trong năm 2008, việc KCB ngoại trú có 30 danh mục bán thuốc phải có đơn của bác sĩ như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị virut, thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ, thuốc điều trị hen, thuốc điều trị bệnh mạch vành, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu; thuốc dùng cho chẩn đoán; thuốc lợi tiểu; thuốc chống loét dạ dày, thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton…

Bài, ảnh: Khánh Quan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hành kỹ năng bán hàng cho hội viên phụ nữ

Ngày 29/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Hội LHPN thị xã Hương Trà tổ chức truyền thông nâng cao kỹ năng thực hành bán hàng thông qua hình thức livestream, quảng cáo sản phẩm nền tảng số. Tham dự có bà Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh.

Thực hành kỹ năng bán hàng cho hội viên phụ nữ
“Bắt trend” bán hàng

Nhịp sống thời hiện đại hình thành những trào lưu mới mà người bán hàng buộc phải theo trend (trào lưu).

“Bắt trend” bán hàng
Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Cận kề Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo nổ là vấn đề đáng quan tâm.

Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Nỗi lo thực phẩm bẩn

Những ngày qua, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh phát hiện, thu giữ nhiều thực phẩm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; trong số đó, có những thực phẩm bốc mùi hôi thối. Đây thực sự là điều đáng lo ngại đối với người tiêu dùng.

Nỗi lo thực phẩm bẩn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top