ClockThứ Bảy, 19/10/2019 13:12

Người “tạo hồn” cho những cây đàn guitar

TTH.VN - Ít ai biết rằng, để làm được một cây đàn guitar truyền thống phải mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn công phu. Người làm đàn, vì thế, cũng gửi tất cả những tuyệt kỹ vào đó, không chỉ bằng đôi tay tài hòa mà còn bằng cả trái tim nghệ sĩ.

Cây đàn guitar của ban nhạc Pink Floyd có giá kỷ lục 4 triệu USDLớp guitar nhíTiếng đàn guitar & tâm hồn người bác sĩSự trở lại của đàn guitar

Những người thợ đang miệt mài trong không gian của xưởng sản xuất đàn Tân Châu ở Thủy Vân, TX. Hương Thủy

Ở Huế, địa chỉ làm đàn guitar truyền thống nổi tiếng nhất vẫn là hiệu đàn Tân Châu. Trước khi có những cây đàn được bày bán ở phố, người làm phải lặng lẽ, miệt mài từng công đoạn. Theo chỉ dẫn, chúng tôi xuôi về xưởng sản xuất nằm ở làng Công Lương dọc sông Như Ý (xã Thủy Vân, TX. Hương Thủy) để tận mắt chứng kiến từng công đoạn cho ra cây đàn guitar truyền thống của ông Trương Hữu Việt, chủ doanh nghiệp sản xuất nhạc cụ Tân Châu.

Tùy theo sự đặt hàng mà mỗi chiếc đàn mất khoảng từ một tuần thậm chí vài tháng để hoàn thành. Gần như mỗi chiếc đàn chỉ do vài người thợ đảm nhận, trải qua các công đoạn từ lựa gỗ, tạo hình, lên dây cho đến thử âm thanh.

Ông Việt kể rằng, muốn có được một cây đàn hay, người làm chẳng khác gì nghệ sĩ, hội tụ rất nhiều sự am hiểu, mỹ thuật và phong cách âm nhạc… Vì thế, không phải ai cũng có thể theo được nghề này.

Nhưng may mắn, từ các thế hệ đi trước cho đến nay gia đình ông Việt vẫn giữ được nghề, và tiếp tục truyền lại cho cả 3 người con trai của mình. “Nhờ thế mà hàng chục năm qua gia đình tôi đã sản xuất hàng ngàn cây đàn và cung cấp cho thị trường khắp cả nước”, ông Việt tự hào.

Mỗi cây đàn guitar tùy theo chất liệu gỗ và kỹ thuật sản xuất mà có giá từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng.

Cùng Thừa Thiên Huế Online ngắm từng công đoạn sản xuất ra cây đàn guitar:

Ông Trương Hữu Việt, chủ doanh nghiệp sản xuất nhạc cụ Tân Châu - một trong những người được xem là "bậc thầy" của sản xuất đàn guitar truyền thống ở Huế đang miệt mài thực hiện một công đoạn để cho ra cây đàn

Có rất nhiều công đoạn, và đây là công đoạn uốn khung đàn. Việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cao

Tùy theo nhu cầu, đơn đặt hàng của mỗi khách hàng, các thợ sản xuất sẽ chọn từng loại gỗ khác nhau và thời gian làm cũng dài - ngắn khác nhau

Công đoạn tạo hình, đưa vào khung được xem rất khó, nếu không cẩn thận miếng gỗ sẽ bị nứt nẻ

Trải qua nhiều đời làm đàn, đến nay ông Trương Hữu Việt đang sống tốt với nghề. Ông cũng tranh thủ truyền nghề lại cho con trai của mình

Ngoài bí quyết gia truyền, những người giỏi nghề cần phải có tâm hồn nghệ sĩ, giỏi âm nhạc, khéo tay, bền chí nắm vững kỹ thuật, nghệ thuật​

Trước khi lên dây là công đoàn phun sơn cho đàn

Một cụ ông đang mài lại đàn cho bóng mịn. Hầu như các công đoạn cho ra một cây đàn guitar rất vất vả, ở đó không chỉ đòi hỏi tâm sức mà còn bằng cả trái tim của người làm đàn

Bên cạnh sản xuất guitar, hiệu đàn Tân Chậu còn làm các loại đàn truyền thống khác như đàn tranh, tì bà, nhị, nguyệt, bầu​...

Ngoài thời gian ở xưởng, ông Việt cũng có những phút giây thư giãn khi mở lớp dạy đàn miễn phí ở tư gia

Phan Thành (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top