ClockThứ Ba, 21/05/2019 14:15

Nghiêng về một phía

Yêu thương bằng cả tấm lòngMối tình son sắc“Vị ngọt” trong bữa cơm gia đình

H. nói như thế, khi đã mặn chuyện. Người đàn ông làng chài, vừa qua tuổi 40 trông rắn rỏi trong màu da đen bóng, khỏe mạnh. Nụ cười trông cũng hồn hậu, thoải mái. Chiều đó, H. ra phụ giúp bác thợ chính gia cố lại chiếc thuyền nhỏ kiếm cơm hàng đêm trên biển của mình và tôi vô tình lạc vào câu chuyện của họ, khi tha thẩn lại xem cách người ta sửa thuyền.

“Ngày mô em cũng đi biển, kiếm vài trăm đồng, đỡ vợ đỡ con – H. kể - Chị chưa biết ngày xưa em cực răng mô. Nhà cũng không có, lại thuộc diện di dời sau cơn lũ vỡ đập Hòa Duân, may mà thuộc diện định canh định cư nên được cấp cho miếng đất cắm dùi. Em cũng lang thang hoài chớ. Bạn bè đủ các kiểu. Có khi cũng la đà lắm. Tới chừng em nghĩ, chẳng lẽ cứ chấp nhận đời mình ri hoài? Rứa nên em quyết định phải khác”.

Việc đầu tiên của quyết định phải khác đó là lấy vợ. H. nói, hồi đó vợ em mập, đen nữa chớ không được như chừ mô, nhưng em nghĩ kệ, cứ quen rồi cưới để ổn định cái đã. Rồi hai vợ chồng lập nghiệp trên mảnh đất được chính quyền cấp. Một tay H. dựng nhà, dù không phải là thợ xây thợ nề chi cả, trong tay lại chỉ có chưa đầy 15 triệu đồng, may mà được mẹ vợ thương, cho vay 1 cây vàng. Em bán rồi cứ từ từ mà làm thôi. Rứa mà đâu cũng vào đó hết, kể cả khoản vay nóng để mua vàng trả lại mẹ vợ khi bà cũng cất nhà vào năm sau. Mà giá vàng lại lên phi mã mới nghiệt chớ...

Tôi hỏi H. số điện thoại vì muốn nhờ mua giúp một chiếc ghe nhỏ, cũ. H. nói, chị cứ xuống chỗ này, hỏi bà chủ quán phía trên đó là dễ tìm nhất. Em bỏ điện thoại từ lâu rồi. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, H. bảo, thực ra là em tránh các cuộc gọi từ bạn bè. Nhiều lắm. Bạn mời đi café chẳng lẽ từ chối hoài? Gọi nhậu vào cuối chiều cũng đâu tránh được mãi. Mà nhiều lý do lắm. Ví dụ vừa có đứa là Việt kiều về quê, nhà khác có tiệc thôi nôi, sinh nhật đứa con, mừng nhà mới hay có khi là có món mồi ngon… Mà đi là chắc chắn sẽ có tăng hai, buồn thì có thêm tăng ba nữa. Rứa là không đi biển được, lại phải tốn thêm tiền cho vợ con. “Em nghĩ rồi chị, tuổi ni là phải nghiêng về một phía. Hồi mới lấy vợ, em không nghĩ rứa mô. Con em 13 tuổi nhưng 4 năm đầu tiên, em chưa nghiêng về vợ con mô. Ban đầu lấy vợ để cột đời mình lại mà. Mãi rồi thương. Nhất là khi có con. Giờ vợ chồng em cũng thuận, cả hai cùng phụ nhau lo gia đình, con cái. Đi biển về thấy vợ con ríu rít, nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mấy đứa nhỏ lễ phép là vui lắm chị. Đời em rứa là ngon hung rồi, thiệt!”.

Tôi nhớ cách H. sảng khoái khi nói “nghiêng về một phía”, biết người đàn ông làng biển này đã chọn cách đứng thẳng trong cuộc sống và trở thành trụ cột yêu thương của gia đình.

An Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top