ClockThứ Ba, 22/08/2017 12:56

Nghĩa trang cụ Phan cần được bảo vệ và tôn tạo

TTH - Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu nằm trên đường Thanh Hải, TP. Huế là nơi an nghỉ của nhiều chí sĩ yêu nước và đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng khu nghĩa trang này hiện rất nhếch nhác, cần được quan tâm bảo vệ và tôn tạo.

Nghĩa trang là nơi yên nghỉ của các chí sĩ yêu nước

Năm 1934, cụ Phan Bội Châu lập một tấm bia với các quy ước rõ ràng về những người được phép chôn cất tại vườn mộ, bia đề: “Châu trước khi chết, xin đem vườn này làm nghĩa địa, tức theo ý cổ nhân nói rằng bạn bè chết không có chỗ chôn thì chôn tại nhà ta. Nhưng vì đất hẹp vườn chật khó dung hết được, nên định ra quy ước về chôn cất…”.

Theo di nguyện của cụ Phan, những người được chôn cất ở nghĩa trang là những đồng chí, đồng sự với cụ Phan Bội Châu hoặc những người không cùng hoạt động với cụ nhưng có chí hướng cách mạng đến chết không thay đổi. Hiện tại, nghĩa trang là nơi an nghỉ của 15 mộ phần, trong đó có nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu, nhà yêu nước Trần Hoành và vợ, nữ sử Đạm Phương....

Năm 1990, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xếp hạng khu nghĩa trang là di tích văn hóa cấp quốc gia. Nhưng điều đáng nói là nếu ai có dịp đi qua đây khó lòng mà phân biệt được đây là di tích hay là một khu nghĩa trang gia đình thông thường…

Theo như phản ánh của người dân xung quanh, vì nghĩa trang không có tường rào nên trâu, bò thường xuyên vào giẫm nát, phá hoại cây cối và gây mất vệ sinh cho khu nghĩa trang.

Ông Thế, một người dân sống cạnh và coi sóc khu nghĩa trang cho biết: “Nhiều người đi đường thấy vườn rộng, cây cối mọc um tùm tưởng là khu đất trống nên tiện tay còn vứt rác vào đây”. Ông cũng cho biết thêm, thi thoảng có một vài đơn vị như đoàn thanh niên, phụ nữ… đến dọn dẹp, tu sửa hàng rào, nhưng vì hàng rào được rào tạm bợ nên được vài bữa trâu bò chui vào là đâu lại vào đấy. Gia đình ông Thế cũng nhiều lần lên phường phản ánh.

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử thông tin: Hiện tại ở nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu chỉ mới xây dựng mái che để bảo vệ nhà bia đã hư hỏng, chưa có hàng rào kiên cố và cần có người bảo vệ thường trực. Đây cũng là vấn đề trăn trở bấy lâu nay của Bảo tàng, nhưng kinh phí chưa cho phép. Qua nhiều lần khảo sát và trước sự phản ánh của người dân, Bảo tàng Lịch sử đã có tờ trình (ngày 3/5/2017) để xin cấp dự án tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu với các hạng mục: Xây dựng lại nhà bia; hệ thống chỉ dẫn và hàng rào kiên cố nhưng đến nay chưa được thông qua vì chưa có ngân sách. Trước mắt, Bảo tàng Lịch sử tăng cường vận động các cơ quan đoàn thể cùng chung tay bảo vệ di tích bằng cách thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, làm hàng rào tạm...

Thảo Vy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Bên ngôi nhà của “Ông già Bến Ngự”

Đi qua cây cầu vắt qua sông An Cựu, lên dốc Bến Ngự đến khu di tích lưu niệm chí sĩ Phan Bội Châu, trong đó có ngôi nhà cũ của cụ Phan Bội Châu - nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Người mà dân Huế gọi với cái tên thân thương “Ông già Bến Ngự”.

Bên ngôi nhà của “Ông già Bến Ngự”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top