ClockThứ Sáu, 05/06/2020 15:01

Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, có hiệu lực từ ngày 19/5 vừa qua.

Một nhà nuôi heo, nhiều nhà phố vạ lâyTừ 25 - 28/5: Quốc hội tập trung cho công tác xây dựng pháp luậtNhiều ý kiến đóng góp sửa đổi Luật Xây dựngXây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm khoa học & công nghệ lớn của cả nướcSiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật

 

Quang cảnh một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 944/NQ-UBTVQH14 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Theo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị đưa ra khỏi Chương trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); thay đổi phạm vi sửa đổi, bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) (trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 các dự án luật, dự thảo nghị quyết gồm: Luật Cư trú (sửa đổi) (cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10); Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ chín theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ chín theo quy trình tại một kỳ họp).

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phân công cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra các dự án luật, dự thảo nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 tại Kỳ họp thứ chín.

Cụ thể, về Luật Cư trú (sửa đổi), cơ quan trình là Chính phủ; cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Pháp luật; cơ quan tham gia thẩm tra gồm Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội.

Liên quan đến Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, cơ quan trình là Chính phủ; Ủy ban Pháp luật chủ trì thẩm tra; Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội tham gia thẩm tra.

Đối với Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, cơ quan trình là Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Tài chính-Ngân sách; cơ quan tham gia thẩm tra gồm Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 19/5/2020.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top