ClockChủ Nhật, 30/04/2017 07:02

Ngắm nhìn bản sắc châu Á bên dòng Hương

TTH.VN - Tối 29/4, chương trình trình diễn trang phục dệt may “Hội tụ bản sắc châu Á” trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2017 diễn ra tại sân khấu bia Quốc Học. Người xem đã có cơ hội thưởng lãm nhiều bộ trang phục độc đáo của các nhà thiết kế trong và ngoài nước.

Màn trình diễn trang phục dệt may chủ đề “Hội tụ bản sắc châu Á” quy tụ nhiều bộ sưu tập của 16 nhà tạo mẫu trong và ngoài nước

Bắt đầu từ 20h30, chương trình kéo dài gần 120 phút. Dưới nền nhạc dân ca, quê hương cùng màn trình diễn phụ họa của các nghệ nhân đến từ nhiều làng nghề, hàng chục người mẫu đã lần lượt trình diễn hơn 100 bộ trang phục của 16 nhà tạo mẫu gồm Edwin Ao (Philippines), Sakchira Wiengkao (Thái Lan), Milo Migliavacca (Indonesia), Mohom Loikhamleng (Myanmar), Eric Choong (Malaysia), Xuân Hảo, Quang Huy, Duy Nguyễn, Vũ Việt Hà, Chula, Vũ Trần Đức Hải, Hà Duy, Viết Bảo, Khánh Shyna, Hữu LaLa, Minh Hạnh (Việt Nam).

Những bộ sưu tập đặc sắc và tiêu biểu được thiết kế trên chất liệu vải truyền thống của mỗi nước. Riêng với các nhà thiết kế Việt Nam phần lớn sử dụng chất liệu zèng của dân tộc Tà Ôi, thổ cẩm của dân tộc H’Rê, dân tộc H’Mông, lụa tơ tằm, đũi… thành những bộ trang phục cao cấp, sang trọng, lịch sự và hiện đại. Xuyên suốt chương trình, các nhà thiết kế, người mẫu đã chuyển tải những giá trị tinh hoa văn hóa... của các nước đến với đông đảo người xem một cách rõ nét.

Không gian trình diễn tại bia Quốc Học được trang hoàng bằng những bông cỏ lau, với sự minh họa của gần 20 nghệ nhân nghề dệt, lụa tơ tằm… khiến cho sân khấu rất hợp gu với trang phục. Chương trình càng hấp dẫn khi người trình diễn chính là những người đẹp được yêu thích như hoa hậu Ngọc Hân, “nàng thơ” xứ Huế Ngọc Trân…

Phần trình diễn bộ sưu tập của nhà thiết kế Eric Choong đến từ Malaysia

Tất cả bộ sưu tập mang đậm nét truyền thống của mỗi nước

Hoa hậu Ngọc Hân trong một thiết kế với họa tiết  của zèng

Một phong cách ấn tượng, pha đậm nét văn hóa truyền thống cùng với sự cách tân hiện đại

Khung cảnh các nghệ nhân đang thực hiện quy trình quay tơ dệt lụa phụ họa cho màn trình diễn của các người mẫu

"Nàng thơ" xứ Huế  Ngọc Trân trong một trang phục 

Trang phục được làm từ chất liệu thổ cẩm của người H'Mông đem đến cho người xem cái nhìn mới lạ, độc đáo

Toàn cảnh chương trình  trình diễn trang phục dệt may chủ đề “Hội tụ bản sắc châu Á” 

Những bông lau đã điểm tô cho trang phục của các nhà thiết kế trở nên sang trọng

Hoa hậu Ngọc Hân trong một hoạt cảnh cùng một nghệ nhân dệt thổ cẩm đến từ Hà Giang 

Các chi tiết, hoa văn trên từng bộ sưu tập được cách điệu, phối màu rất đẹp mắt

Đông đảo du khách, người dân chăm chú xem đêm trình diễn

Tất cả nhà thiết kế, người mẫu chào khán giả trước khi kết thúc chương trình trình diễn

Các người mẫu trình diễn từng bộ sưu tập của nhà thiết kế

PHAN THÀNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì người lao động

Là doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, nhiều năm qua Công ty CP Dệt may Huế luôn thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)... Đơn vị được nhận danh hiệu “DN vì người lao động” trong nhiều năm liền.

Vì người lao động
Ở nơi nghệ thuật được trình diễn bằng kỹ thuật số

Được xem là không gian nghệ thuật kỹ thuật số đầu tiên ở Việt Nam, Sốnglab (đường Bà Triệu, TP. Huế) là nơi người yêu nghệ thuật có thể thưởng lãm những tác phẩm đồ sộ được các nghệ sĩ mượn công nghệ để thể nghiệm trình diễn. Ở không gian này, mọi người như được đắm chìm trong một thế giới nghệ thuật đa sắc màu của công nghệ hiện đại.

Ở nơi nghệ thuật được trình diễn bằng kỹ thuật số
Biểu diễn hầu đồng tại Trường Đại học Nghệ thuật, ĐH Huế:
Để minh họa, diễn giải thêm cho chủ đề liên quan và mang tính tự phát

Ngày 6/8, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh cho hay, đã có văn bản gửi Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại tỉnh.

Để minh họa, diễn giải thêm cho chủ đề liên quan và mang tính tự phát
“Sự im lặng của chữ”

Đây là chủ đề triển lãm sách diễn ra chiều 10/6 tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm cổ sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyễn, TP. Huế).

“Sự im lặng của chữ”

TIN MỚI

Return to top