ClockThứ Bảy, 16/12/2017 09:59

Nạn quay lén tác phẩm nghệ thuật

Thời đại công nghệ số, ai cũng có trong tay một chiếc điện thoại thông minh để kết nối với mọi người. Nhất là bạn trẻ, thường sử dụng mạng xã hội Facebook, kênh chia sẻ giải trí Youtube để đăng tải hình ảnh, clip chính bản thân quay được. Nhưng có không ít người dùng điện thoại quay lén tại các rạp hát, rạp chiếu phim để tung lên mạng.

Cấm vẫn lén quay 

Những ai đã từng vào rạp xem phim đều hiểu rõ những nội quy bắt buộc. Trong đó có việc cấm chụp hình, quay phim và nhân viên có quyền yêu cầu rời khỏi rạp khi vi phạm. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn tỏ thái độ không hợp tác khi cố tình quay, chụp lén bộ phim đang chiếu trên màn ảnh rộng. Bằng hình thức dùng những điện thoại di động đắt tiền với những tính năng hiện đại, khách xem phim đã ghi về máy mình những thước phi độc quyền.

“Chuyên nghiệp” hơn, một vài người giả vờ mang theo ba lô trước ngực nhưng thực tế là khoét một lỗ tròn nhỏ, vừa để ống kính máy quay ghi lại toàn bộ phim đang chiếu. Để rồi sau nó, các bạn biên tập lại đưa lên những trang phim trên mạng. Tất nhiên những phim như thế luôn thu hút lượt xem, bình luận vì ra cùng với rạp. Tuy chất lượng kém hơn (không full HD) nhưng đây là hàng hiếm. 

Ngô Thanh Vân đăng dòng timeline bức xúc về việc phim mình bị ghi lén (chụp từ Facebook của Ngô Thanh Vân)

Theo một thành viên quản trị của trang phim P. thì bạn trẻ không ngẫu nhiên mà làm những hành động táo bạo như vậy. Hợp tác với các trang phim ngoài có thu nhập từ quảng cáo, còn là cách thu hút lượt xem, bình luận, từ đấy dẫn link qua Facebook có thể tận dụng cơ hội để bán hàng online hoặc những mục đích tư lợi khác... Một bạn tên Ngọc Quỳnh, là fan trung thành của rạp CGV cho biết: “Rất nhiều lần em thấy các bạn lén quay phim lại, cảm giác thật bức xúc nhưng em không dám khuyên. Người ta mua phim bản quyền từ Mỹ về, chiếu cùng ngày với toàn thế giới, mà mấy bạn làm vậy là vi phạm nội quy, có thể là vi phạm pháp luật”. 

Cùng suy nghĩ với bạn Quỳnh, nhân viên rạp Galaxy tên Toàn chia sẻ, có vài lần đề nghị khách ngưng ngay việc quay phim nhưng họ quay lại sừng sỏ muốn “ăn tươi nuốt sống” bạn. Không riêng gì ở rạp chiếu phim mà ngay cả những rạp sân khấu cũng rơi vào tình cảnh éo le thế. Những vở kịch nào ăn khách, có dàn nghệ sĩ nổi tiếng là bên dưới có một vài người lén quay lại. Do ở rạp sân khấu có đèn sáng choang, thuận lợi hơn trong rạp chiếu phim tắt đèn, nên cơ hội quay lén dễ dàng hơn. 

Đơn cử là những vở kịch có NSƯT Thành Lộc tham gia. Loạt kịch Ngày xửa ngày xưa rất được lòng thiếu nhi lẫn người lớn nên năm nào cũng vậy, sau khi công chiếu đủ suất thì hãng phim Trẻ cho ra đĩa để những ai không đến rạp có thể mua về nhà xem. Nhưng rồi nạn đĩa lậu tràn lan, sự bùng nổ của kênh Youtube, nên những vở trong loạt kịch Ngày xửa ngày xưa về sau không phát hành đĩa. 

Tuy nhiên, cũng chính vì lý do đó người ta nghĩ ra việc quay lén để đưa lên Youtube. Đầu năm 2016, vở Tấm Cám của IDECAF sau 16 năm công chiếu được trình làng trở lại tươi mới hơn. Nhưng sau ngày diễn tại sân khấu Trần Cao Vân (TP Hồ Chí Minh), vở kịch đã bị quay lén và đưa lên Youtube. 

Bức xúc vì việc này, NSƯT Thành Lộc đã viết trên trang Facebook cá nhân của mình rằng: “Mấy ngày nay bá tánh cứ truyền nhau xem cái clip của bạn tên DMT quay mình và Hữu Châu diễn một đoạn trong Tấm Cám, hiểu là các bạn thích các bạn yêu nên mới truyền nhau xem, thậm chí còn tag qua cho mình xem, nhưng nói thật lòng là thấy không vui vì điều đó. Nhà hát đã yêu cầu bao lần xin quý khán giả không chụp hình không quay phim, vậy mà nhiều vị khán giả cứ mặc nhiên không nghe lời yêu cầu của chúng tôi và ngang nhiên làm điều đó như các bạn đang sống ở một nơi không có luật pháp, không có tôn ti trật tự và không có cả sự tử tế, sự tôn trọng và lòng tự trọng! Thật buồn!”. 

Rất nhiều nghệ sĩ như nữ diễn viên Tú Vi, nữ diễn viên Ngọc Lan, nam ca sĩ Trung Quân Idol, nam ca sĩ Jun (365 Band) đã lên tiếng ủng hộ Thành Lộc trên Facebook, cho rằng hành động đó “giết chết” kịch nói. 

Live - stream phim chiếu rạp 

Trào lưu live - stream (phim phát trực tiếp) giờ đây đã tiến cả vào rạp chiếu phim. Đã có nhiều bộ phim bị live - stream trong một năm trở lại đây nhằm mục đích câu like, view và chia sẻ cho nhiều người cùng xem khi không có điều kiện đến rạp. Trong đó có những bộ phim do Việt Nam sản xuất như Sài Gòn anh yêu em, Em chưa 18, Vòng eo 56, Chạy đi rồi tính, Tấm Cám: Chuyện chưa kể... Người ghi lén sau khi bị phát hiện cũng chỉ bị nhắc nhở hành chính chứ không bồi thường hay truy cứu trách nhiệm hình sự nên hình vi xấu này không chấm dứt. 

Sự việc phim Cô Ba Sài Gòn (do Trần Bửu Lộc và Kay Nguyễn làm đạo diễn) bị live - stream lén khi ra rạp vào ngày 13/11/2017 là đỉnh điểm bức xúc của các nhà làm phim. Phim được ghi lén và phát tán trên một fanpage Facebook chừng 30 phút thu hút hơn 5.000 lượt xem. Thảng thốt vì hành vi này, Ngô Thanh Vân (từng đạo diễn phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể) đã bình luận dưới đoạn phim đang live - stream: “Em ơi, đừng làm vậy! Hãy để khán giả ra rạp xem em ơi. Em làm vậy thì em đang giết phim Việt đó”. 

Ngay sau đó, nhà sản xuất này đã nhờ đến ban quản lý rạp chiếu phim can thiệp. Phía công an cũng vào cuộc và nhanh chóng bắt được thủ phạm. Người này tên N.V.T., sinh năm 1998 (ngụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu), đã thừa nhận hành vi của mình. Sáng 15/11/17, nhà sản xuất - diễn viên Ngô Thanh Vân đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đã chính thức có đơn đề nghị cơ quan này xử lý người phát tán phim Cô Ba Sài Gòn trên mạng xã hội. 

Chiều cùng ngày, trên trang Facebook cá nhân của mình, Ngô Thanh Vân đã tâm sự: “Anh T., người của êkíp quảng bá phim Em chưa 18 cho biết anh vô cùng bức xúc khi nhận ra người bị bắt mấy ngày qua cũng chính là người đã từng thực hiện hành vi tương tự với Em chưa 18 và rõ ràng người này không hề biết hối lỗi. Anh cũng mong Ngô Thanh Vân cùng công an sẽ xử lí thật nghiêm vụ việc lần này để làm gương cho nhiều bạn trẻ đang thiếu ý thức”. Rất nhiều văn nghệ sĩ, công chúng đã chia sẻ cảm thông với Ngô Thanh Vân, trong đó có những đạo diễn có phim từng bị ghi lén đưa lên mạng. 

Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít bạn trẻ lại có suy nghĩ tiêu cực, cho rằng live - stream như thế chẳng ảnh hưởng gì hoặc “Phim ghi lại tối thui, coi cho biết thôi chứ chất lượng gì mà kiện cáo”. Tàn nhẫn hơn là Facebook của bạn V.H., đăng dòng timeline rằng: “Biết đâu nhờ vụ lùm xùm này mà phim của chị Ngô Thanh Vân nổi tiếng hơn thì sao. Có thể cảm ơn người ghi nữa đấy” (!?).

Một bộ phim, từ lúc bấm máy cho đến ra rạp trải qua quá trình gian khổ kỳ công của cả êkíp làm việc cật lực không ngơi nghỉ, tốn kém tiền bạc không nhỏ. Hãy trân trọng thành quả lao động ấy bằng việc ủng hộ hơn là lợi dụng vào mục đích cá nhân. Đặc biệt là phim Việt, đang bị phim ngoại lấn át, rạp ngoại “chèn ép” nên mua vé vào rạp xem phim nghiêm túc như là cách ủng hộ nền điện ảnh nước nhà.

Theo Báo Tin Tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

TIN MỚI

Return to top