ClockThứ Hai, 17/06/2019 10:11

Một “cái vướng” của đô thị Hương Trà

TTH - Chỉ tính riêng khu công nghiệp Tứ Hạ có tổng diện tích 260 ha, đến nay đã thu hút được 170 doanh nghiệp, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp gần 70%.

Trên 2.100 tỷ đồng xây dựng khu du lịch sinh thái biển Hải DươngDự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế: Hoàn trả mặt bằng đón tết

Đô thị Hương Trà cần được đầu tư nhiều hơn để tạo sức hút với nhà đầu tư. Ảnh: Liên Minh

Hương Trà lên thị xã cũng đã lâu. Thị xã có nhiều thay đổi. Ví như con đường ven sông Bồ được mở ra rất đẹp, từ đó tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ, thương mại phát triển. Cầu Tứ Phú bắc qua sông Bồ đã mở ra cơ hội cho các xã bên kia sông phát triển…

Chỉ tính riêng khu công nghiệp Tứ Hạ có tổng diện tích 260 ha, đến nay đã thu hút được 170 doanh nghiệp, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp gần 70%.

Hương Trà có lợi thế phát triển. Có vùng núi, gò đồi, vùng đồng bằng và biển. Những lợi thế này từng bước được khai thác hiệu quả…

Thế nhưng, nhìn ở góc độ phát triển không gian và kiến trúc đô thị, theo tôi Hương Trà vẫn còn chậm. Dáng dấp của một đô thị sôi động chưa hình thành. Ở đây có mối quan hệ biện chứng của nó. Kinh tế phát triển mạnh sẽ kéo theo sự phát triển nhanh của đô thị. Và ngược lại, đô thị phát triển sẽ tạo ra sức hút cho các nguồn lực đầu tư… Có vẻ như Hương Trà còn thiếu điều này!

Trục chính của đô thị Hương Trà vẫn là dọc theo Quốc lộ 1A. Theo quan sát của người viết, trục này chậm thay đổi. Các loại hình dịch vụ chưa phát triển mạnh. Lý do có lẽ là sức tiêu thụ của thị trường còn yếu.

Có một cái “vướng” khác, về mặt kiến trúc cần có giải pháp tháo gỡ đó là phát triển bộ mặt đô thị, tạo cảnh quan. Từ khi Quốc lộ 1A được mở rộng, không biết trước đây thiết kế như thế nào nhưng hiện tại, ngoài các làn xe ô tô, phía hai bên đường có hai con lươn rộng (có lẽ là vỉa hè cũ trước khi mở rộng đường), hai hàng trụ điện chạy dài nó đã “xé lẻ” không gian kết nối với các công trình dân dụng hai bên đường. Nó vừa bất tiện trong giao thông; vừa khó khăn cho kinh doanh buôn bán. Và nó tạo ra một đô thị không đẹp.

Dĩ nhiên, để chỉnh sửa điều này, có lẽ tốn không ít kinh phí. Có phải vậy không mà hiện trạng này đã tồn tại cả chục năm qua?

Theo tôi, cải tạo không gian đô thị trên trục này chính là điều cần làm đối với đô thị Hương Trà. Nếu việc cải tạo, đòi hỏi một nguồn kinh phí quá lớn, quá sức “chịu đựng” đối với ngân sách địa phương thì cần có kế hoạch… làm dần. Nếu không có kế hoạch như vậy thì rất khó cải thiện được bộ mặt đô thị. Đã mang danh thị xã thì phải hơn huyện. Gì thì gì đã là thị xã, đô thị phải có mức độ phát triển ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội cao; các loại hình dịch vụ phát triển cao hơn… Kiến trúc, cảnh quan cũng phải được chăm lo để nhìn thấy một trung tâm đô thị phát triển.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hành kỹ năng bán hàng cho hội viên phụ nữ

Ngày 29/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Hội LHPN thị xã Hương Trà tổ chức truyền thông nâng cao kỹ năng thực hành bán hàng thông qua hình thức livestream, quảng cáo sản phẩm nền tảng số. Tham dự có bà Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh.

Thực hành kỹ năng bán hàng cho hội viên phụ nữ
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế

TIN MỚI

Return to top