Thể thao trong nước

Lãng phí niềm tin

ClockThứ Bảy, 20/05/2017 12:36
TTH - Nhiều kỳ SEA Games, AFF cup…, tuyển bóng đá Việt Nam không ít lần khiến người hâm mộ từ trạng thái thăng hoa chuyển sang hụt hẫng. Cũng có khi là thất bại trước “ngưỡng thiên đường”, nhưng cũng có khi ngay từ vòng “gửi xe”. Tất nhiên, một phần cũng do người hâm mộ nước nhà quá tin, quá yêu nên cái sự lạc quan về thành tích hơi bị “nâng tầm”, dẫn đến ảo tưởng về sức mạnh thật sự của các chân sút áo đỏ trên bản đồ bóng đá khu vực – chứ chưa nói đến châu lục và thế giới.

U22 Việt Nam (áo đỏ) phải thay đổi hình ảnh nếu không muốn bị người hâm mộ quay lưng. Ảnh: Internet

Thất bại của tuyển bóng đá Việt Nam ở vài kỳ SEA Games, AFF cup… là thật, và lỗi không do người hâm mộ, mà là do chuyên môn, do chiến thuật, do hệ thống, do cách làm của những người có trách nhiệm ở Liên đoàn BĐVN...

Nhưng thất bại thì thất bại, người hâm mộ bóng đá Việt Nam chưa hề quay lưng với đội tuyển bởi ta vẫn thường bắt gặp sắc đỏ phủ kín một phần khán đài SVĐ nước bạn và tràn ngập ở SVĐ Mỹ Đình mỗi khi tuyển Việt Nam góp mặt tại các giải đấu khu vực, châu lục nào đó. Điều này cũng có nghĩa, niềm tin yêu của người hâm mộ vẫn còn và nó sẽ bùng lên mãnh liệt khi mà đội bóng con cưng đáp lại tình cảm đó bằng thái độ, tinh thần thi đấu vô tư, cống hiến, vì sắc áo đang khoác trên người.

Tiếc là niềm tin yêu ấy đang bị lãng phí, hay nói cách khác, tình cảm của người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã bị chính những cầu thủ con cưng xem nhẹ.

Chuẩn bị cho hành trình chinh phục “giấc mơ vàng” tại SEA Games 29, trận giao hữu với U20 Argentina chính là liều thuốc thử khá chất lượng. Ngoài những tên tuổi đẳng cấp trong làng bóng đá U20 thế giới, thái độ, tinh thần thi đấu của các cầu thủ xứ Tango được thể hiện rất nghiêm túc, chuyên nghiệp qua trận đấu với U20 và U22 Việt Nam, dù với đội bạn, đây chỉ là một trận giao hữu, và 2 đội bóng chủ nhà hoàn toàn không cùng đẳng cấp.

Đội bạn thi đấu với thái độ chuyên nghiệp là vậy, còn U22 Việt Nam? Trái ngược với sức nóng đến từ sắc đỏ trên khán đài SVĐ Mỹ Đình, ở dưới sân là những thử nghiệm hời hợt đến từ băng ghế chỉ đạo, là những đôi chân chỉ biết chạy theo trái bóng cùng một tinh thần thi đấu rệu rã chỉ mong cho mau hết giờ (?), dù những nhân tố tham gia chinh phục SEA Games 29 biết chắc rằng họ đang khoác lên mình màu áo của đất nước cùng kỳ vọng của tất cả những người yêu bóng đá Việt Nam.

Trong tất cả mọi chuyện, niềm tin luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Đôi khi có niềm tin là có tất cả, và ngược lại. Bóng đá cũng vậy. Niềm tin có khi chỉ từ tinh thần, thái độ thi đấu chứ không nhất định phải thắng mới tin, mới yêu. Và nếu U22 Việt Nam không lập tức tìm cách bù đắp, gầy dựng lại niềm tin thì hành trình phía trước chính là sự quay lưng của những người đã từng tin yêu mình, bởi chẳng ai muốn lãng phí điều gì, trong đó có niềm tin!

Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảm xúc vui dần

Sau những khởi đầu không mấy suôn sẻ, cuối cùng thầy trò ông Philippe Troussier cũng đã có những chiến thắng.

Cảm xúc vui dần
Tuyển thủ U22 & nỗi lo “mài đũng quần”

Trong 20 cầu thủ U22 Việt Nam tham dự SEA Games 32, có 15 cái tên đang chơi ở bóng V.League 1, còn lại là V. League 2. Trước SEA Games 32, nhiều đội bóng có ưu ái với các cầu thủ U22, nhưng khi giải đấu khép lại với kết quả không như mong đợi, học trò của ông Philippe Troussier trở lại với thực tế phũ phàng: Khó cạnh tranh vị trí ở CLB chủ quản.

Tuyển thủ U22  nỗi lo “mài đũng quần”
“Hội làng” SEA Games

Càng theo dõi SEA Games càng thấy dấu ấn “hội làng” ngày càng rõ nét. Ví như với SEA Games 32 này, đầu tiên là quy định cho phép nước chủ nhà đưa một số môn thể thao truyền thống, đặc trưng của Đông Nam Á và nước đăng cai vào thi đấu. Vậy là, người xem ở cả khu vực lần đầu được thưởng thức cờ Ouk Chaktrang (còn được gọi nôm na là cờ ốc), hay các môn võ Kun Khmer và Kun Bokator.

“Hội làng” SEA Games
Return to top