ClockChủ Nhật, 25/08/2019 08:14

Làm món mình thích, vừa sạch, vừa ngon

TTH - Gần đây, xu hướng tự làm nước ép mang theo đi làm hay làm bánh, các món ăn nhanh... để phục vụ gia đình, con cái đã trở nên khá phổ biến. Ngoài sở thích, những bà nội cho rằng, đó là cách giúp gia đình, người thân được dùng những loại thực phẩm an toàn, ngon, bổ, rẻ.

Thực phẩm handmade “lên ngôi”Quảng bá làng nghề bằng sản phẩm “handmade”

Cam ép, món ngon tự làm

Một buổi sáng cuối tuần, Phan Bảo Trân (26 tuổi, TP. Huế) tay xách nách mang dạo một vòng chợ Đông Ba. Sau một hồi lượn khắp các ki ốt trái cây, cô gái trẻ này đã lựa chọn cho mình rất nhiều loại trái cây tươi ngon từ ổi, dưa hấu, xoài, cam, táo, nho hay dâu tây, cà rốt… để thỏa ước mong chế biến thức uống cho mình và người thân trong gia đình những ngày nắng nóng.

Trân kể rằng, không phải tự dưng mới “hành hạ” bản thân như thế. Là người đam mê thức uống, trải nghiệm ở nhiều không gian giải khát từ bình dân đến xa xỉ nhưng vẫn không thể hài lòng với khẩu vị, và chất lượng các hàng quán bên ngoài. “Không còn cách nào khác, mình tự lên mạng tìm kiếm các video, thông tin để biết được quy trình làm những loại nước uống. Sau một thời gian mới biết mọi thứ rất dễ và cũng rất nhanh” – Trân nói và cho biết, đã mua thêm rất nhiều thiết bị như máy xay sinh tố, dao bào trái cây… để tự pha chế theo cách riêng của mình.

Tự học làm bánh Nhật

Càng làm lại càng thấy mê, việc tạo ra một ly sinh tố dần trở thành một thói quen thường ngày, nằm trong lịch trình sinh hoạt. Trân cho hay, việc này không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh mà quan trọng hơn nữa đó là… giá cả. Một ly nước thay vì bên ngoài có giá 15.000 – 20.000 đồng, có nơi còn cao hơn, nhưng khi tự làm, nó chỉ bằng 1/2 giá. Chưa kể nếu làm cho cả nhà cùng uống thì vô cùng rẻ.

Cũng như Trân, xu hướng tự mua trái cây về nhà để tạo ra thức uống thời gian gần đây trở thành một trào lưu. Ban đầu hơi lúng túng nhưng chỉ mất một vài tuần đầu có thể thành thạo. Từ khâu đi chợ sớm, chọn lựa thật nhiều trái cây, sau đó làm sạch, cất vào tủ lạnh và có thể chế biến từ từ. “Tùy theo khẩu vị, và chế độ dinh dưỡng của từng thành viên trong gia đình mình có thể mua các loại trái cây khác nhau để chế biến. Vừa hợp sức khỏe, vừa đỡ tốn kém mà lại rẻ nữa”, chị Phan Thu Trang (32 tuổi, đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế) kể về hành trình sau 2 năm tự làm thức uống cho gia đình của mình.

Tự học làm bánh Nhật

Không chỉ thức uống, nhiều người còn tranh thủ làm các món ăn như xúc xích, chả, gà rán… để phục vụ cho các bữa ăn nhanh thay vì phải chạy đi mua hoặc đặt hàng qua các trang mạng xã hội. Nhiều chị em cho rằng, trước xu hướng thức ăn nhanh được bày bán tràn lan, rất khó kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc tự tạo ra món ngon cho đúng sở thích ẩm thực của bản thân cũng như gia đình là việc cần làm, dù có mất đôi chút thời gian. Chị Nguyễn Thúy Hằng (32 tuổi, TP. Huế) đang làm việc ở bộ phận văn phòng kể rằng, thường tranh thủ những ngày cuối tuần để vào bếp. Chị kể, nguyên nhân quyết định đưa chị đến với “thú vui” này là vì con cái.

“Hai đứa nhỏ cứ ghiền ăn những món như gà rán, xúc xích được bày bán bên ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian mình không yên tâm bởi vấn đề vệ sinh, dầu mỡ quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe nên đã quyết định tự học cách làm trên mạng để phục vụ con”, chị Hằng nói và cho biết, cũng như các nguyên liệu mà các hàng quán bên ngoài làm, chị tự mày mò từ cách chế biến nguyên liệu, gia vị, cho đến điều tiết lửa để có được một bữa ăn vừa ngon, vừa nhanh, chất lượng. Quan trọng trên hết là nguồn gốc các nguyên liệu, thực phẩm do tự tay đi mua, nguồn gốc rõ ràng nên yên tâm.

Cũng như chị Hằng, bên cạnh tự làm được món yêu thích theo xu hướng hiện đại, thông qua việc này cũng là cách để dạy con trong việc nữ công gia chánh cũng như phân biệt được các loại thực phẩm, bữa ăn sạch trong đời sống hàng ngày. Ngoài các món ăn nhanh, chị cũng dạy con cách làm bánh và các cháu sau đó có thể tự làm để ăn và mời bố mẹ, ông bà.

Theo một số chuyên gia ẩm thực, xu hướng tự làm món yêu thích đang được xem như trào lưu. Ban đầu mọi người có thể “học” qua mạng xã hội, sau đó chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống đời thường với các công đoạn khác nhau để cho ra một món ngon với thời gian nhanh nhất. Sở dĩ trào lưu này phát triển bởi xu hướng sống “chậm – sạch” đang được nhiều người quan tâm trước cơn bão nhịp sống vội vã, thức ăn nhanh có mặt khắp nơi, không mấy có lợi cho sức khỏe.

Cũng từ cách “handmade” (tạm dịch là nhà làm) này, một số bà nội trợ khi đăng món ăn, thức uống lên facebook đã nhận được nhiều lời khen từ người thân, bạn bè. Rồi họ nhờ làm giúp, sau đó đặt hàng rồi tập tành kinh doanh. Thế nên, bạn cũng không khó để tìm những món ăn, thức uống nhà làm khi không muốn vào bếp mà chỉ muốn làm “thượng đế” ở facebook. Chỉ cần một cuộc gọi, một tin nhắn là đã được ship đến nhà. Mẹo nhỏ mách cho bạn khi quyết định order (đặt hàng) nên đọc các comment của khách hàng rồi tìm hiểu nguồn thực phẩm để không mua nhầm hàng kém chất lượng nhé!

Bài: NHẬT MINH - Ảnh: NVCC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

TIN MỚI

Return to top