Thế giới

Kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu: Mục tiêu không dễ dàng

ClockThứ Năm, 18/04/2019 19:23
TTH - Năm 2015, nhiều quốc gia đã ký Thoả thuận Khí hậu Paris, trong đó cam kết sẽ giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất ở mức dưới 2 độ C so mức thời kỳ tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực để giới hạn ở mức 1,5 độ C.

Lượng khí thải carbon toàn cầu chạm mức cao kỷ lục trong năm 2018LHQ: Kiềm chế sự nóng lên toàn cầu có thể bảo vệ nền kinh tế thế giớiCần hành động trước khi quá muộn

Cần nhiều nỗ lực để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ảnh: AFP

Theo dữ liệu từ Reuters, mặc dù hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng sạch, nhưng lượng CO2 trong khí quyển vẫn đang tiếp tục tăng nhanh và chưa có dấu hiệu chậm lại. Điều này cho thấy các mục tiêu chống biến đổi khí hậu đang dần tuột khỏi tầm tay khi nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao hơn, khiến các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Nếu xu hướng tăng này vẫn tiếp diễn, họ sẽ phải lên kế hoạch cho một thế giới có nhiệt độ cao hơn, hoặc dựa vào các chiến lược chưa được kiểm chứng để loại bỏ CO2 khỏi không khí vào cuối thế kỷ.

Năm 2015, nhiều quốc gia đã ký Thoả thuận Khí hậu Paris, trong đó cam kết sẽ giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất ở mức dưới 2 độ C so mức thời kỳ tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực để giới hạn ở mức 1,5 độ C.

Theo ước tính của các cố vấn khoa học trong Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, các giới hạn trên tương đương với nồng độ CO2 trong khí quyển không quá 450 ppm (với mốc tăng 2 độ C) hoặc 430 ppm (cho 1,5 độ C). Với xu hướng hiện nay, những giới hạn này sẽ có thể bị vượt qua vào khoảng giữa cuối những năm 2020-2030, tức là chỉ còn từ 10-20 năm để tạo ra những thay đổi sâu sắc cho hệ thống năng lượng và nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên thực tế, các hệ thống năng lượng nổi tiếng là thay đổi chậm, được thể hiện trong các khoản đầu tư vốn dài hạn vào trang thiết bị, máy móc công nghiệp, nhà máy điện, đường ống và hệ thống truyền tải trong nước. Với tuổi thọ dự kiến ​​của thiết bị hiện tại và tốc độ thay thế chậm, ngày càng khó để đưa ra một kịch bản trong đó CO2 trong khí quyển có thể được giữ dưới mức 430-450 ppm trong 2 thập kỷ tới.

Các phép đo tại Mauna Loa ở Hawaii cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng lên khoảng 410 ppm vào đầu năm 2019, tăng từ 387 ppm của một thập kỷ trước đó và 314 ppm vào năm 1958 khi dữ liệu bắt đầu được thu thập. Các phép đo mực nước biển riêng biệt từ một mạng lưới các đài quan sát trên khắp thế giới cũng cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển trung bình là 407 ppm vào năm 2018, tăng từ 385 ppm của một thập kỷ trước đó.

Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh, mọi cách thức để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ trong thời gian dài hơn sẽ cần rất nhiều nỗ lực, nhằm loại bỏ lượng CO2 đã phát ra khỏi khí quyển.

Theo nhiều nghiên cứu, CO2 có thể được loại bỏ thông qua việc trồng rừng và tái trồng rừng, phục hồi đất, thu hồi và lưu trữ carbon, cùng các chiến lược khác, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự khả thi về mặt thương mại trên quy mô cần thiết. Trong khi đó, việc nồng độ CO2 có thể sắp vượt quá các mục tiêu đề ra là một dấu hiệu cho thấy hệ thống năng lượng hiện vẫn còn cách xa mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách; do đó rất nhiều nỗ lực sẽ phải được thực hiện nếu các nhà hoạch định chính sách muốn tránh một kịch bản xấu mà biến đổi khí hậu có thể gây ra trên toàn cầu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Return to top