ClockThứ Ba, 25/02/2020 13:45
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018:

Khởi đầu từ giáo dục tiểu học

TTH - Ngày 15/2/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 35/KH - UBND về triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhằm đẩy mạnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Gần 1 triệu giáo viên phổ thông sẽ được bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mớiTriển khai chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

Thi vẽ tranh trên máy tính của học sinh TP. Huế

Mới và nhiều khác biệt

Cuối năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo mở hội nghị triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học. Hội nghị tập trung thảo luận về thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và học sinh trên địa bàn cũng như đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...

Ngay trong năm học 2020 - 2021, chương trình GDPT năm 2018 được triển khai đầu tiên đối với lớp 1 thuộc bậc học tiểu học và song hành cùng bậc học trung học phổ thông, lộ trình sẽ kết thúc vào năm học 2024 - 2025 dành cho lớp 5. Nội dung giáo dục ở cấp tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Lần đầu tiên, chương trình GDPT chỉ quy định thời lượng dạy học mỗi môn học trong năm học để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Đối với cấp tiểu học, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Học sinh được giảm số môn học, nhưng lại tăng tiết học.

Học sinh Trường tiểu học Quang Trung trong ngày khai giảng

Chương trình áp dụng cho học sinh tiểu học được quy định cứng là 2.838 giờ, trong khi chương trình hiện hành học sinh học 2.353 giờ (tăng 485 giờ). Trong chương trình mới, thời lượng môn giáo dục thể chất bậc tiểu học tăng lên 35 tiết so với hiện nay. Thời lượng học các môn nghệ thuật chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học. Nội dung giáo dục của địa phương được đưa vào chương trình và được tích hợp với hoạt động trải nghiệm.

Đội ngũ sẵn sàng

Cùng với yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện và chuẩn bị cho việc triển khai chương trình GDPT mới, giáo viên là nhân tố quyết định thành công. Bởi lẽ, chương trình có hay đến mấy mà giáo viên không tự chủ về chuyên môn, không gấp rút bồi dưỡng, nâng cao trình độ thì đổi mới giáo dục sẽ khó đi đến đích.

Cô giáo Phan Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Cát (TP. Huế), cho biết: Chương trình đổi mới làm thay đổi nhận thức của cả người học lẫn người dạy. Nhà trường đã chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 có đủ năng lực, phẩm chất để có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn. Chúng tôi khuyến khích giáo viên cập nhật các chương trình, kiến thức qua internet và các kênh tài liệu khác để tự rèn luyện, bồi dưỡng.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, thực hiện chương trình GDPT  năm 2018, toàn tỉnh sẽ tiến hành tổng rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu theo lộ trình để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có, đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu. Nghiêm túc đánh giá để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý, giáo viên phù hợp. Lựa chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán các môn học làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng và triển khai chương trình.

Áp dụng chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên sẽ thực hiện phương pháp dạy học mới, nghĩa là, sẽ phải dạy học tích cực, hướng dẫn học sinh hoạt động, tự tìm tòi kiến thức, phát triển kỹ năng vận dụng vào đời sống. Mỗi giáo viên phải cập nhật thường xuyên công nghệ thông tin để có thể ứng dụng vào môn học. Đây có thể là bước đột phá của thế hệ giáo viên trong thời đại 4.0.

Toàn tỉnh hiện có trên 5.000 giáo viên tiểu học thì có đến trên 98% có trình độ trên chuẩn. Hiện, tỷ lệ giáo viên đứng lớp là 1,6 giáo viên/lớp ở bậc tiểu học; trong đó, có 100% trường học có giáo viên chuyên trách các môn giảng dạy các môn tin học, mỹ thuật, tiếng Anh, thể dục, âm nhạc. Đó là thuận lợi rất căn bản trong triển khai đổi mới chương trình giáo dục tiểu học.

Chăm lo cơ sở vật chất

Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Quảng Phú (Quảng Điền) Lê Thị Loan, cho biết: Nhà trường đã sẵn sàng cho việc học chương trình đổi mới. Nhất là chương trình mới được thiết kế nhiều hoạt động trong dạy học và yêu cầu tăng phòng tin học, mỹ thuật, khoa học, bãi tập cho giáo dục thể chất… Tuy nhiên, trường cũng gặp khó khăn khi vẫn còn nhiều phòng học xuống cấp.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chương trình GDPT mới. Mặc dù không phải là thay mới toàn bộ, song các trường học cần được bổ sung những thiếu hụt về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học kịp thời trên nguyên tắc kế thừa những thiết bị đã có. Thế nên, nhiều trường đã xây dựng đề án mua sắm trang thiết bị dạy học; dự trù kinh phí mua sách giáo khoa phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kết quả khảo sát về thực trạng và nhu cầu cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục tiểu học cho thấy, toàn tỉnh hiện có 2.396 phòng học, trong đó có 1.777 phòng học kiên cố, 593 phòng học bán kiên cố, 26 phòng học tạm và 419 phòng học phải nhờ, mượn và thuê. Như vậy, để bảo nhu cầu dạy và học, theo tính toán của ngành giáo dục và đào tạo, phải xây dựng mới 622 phòng học. Với các thiết bị phục vụ dạy học, toàn tỉnh cần mua sắm, bổ sung 1.904 bộ thiết bị dạy học tối thiểu, 4.708 bộ thiết bị dùng chung và 5.743 bộ bàn ghế học sinh. Tổng kinh phí cho sự đầu tư này lên tới hàng trăm tỷ đồng, một con số không hề nhỏ trong điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn hiện nay.

Cùng với việc đầu tư mới, tỉnh cũng yêu cầu phát huy tính chủ động, tự chủ của nhà trường trong việc huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.                                                                                                                                          

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

TIN MỚI

Return to top