ClockChủ Nhật, 21/10/2018 10:28

Italy không muốn rời EU hay Eurozone

EU và IMF cảnh báo, dự thảo ngân sách 2019 có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ngân sách của Italy.

Italy và Hungary chia sẻ quan điểm cứng rắn về người di cưItaly và Đức sắp đạt được thỏa thuận về vấn đề trao trả người nhập cưHy Lạp thoát khỏi gói cứu trợ quốc tế, song sức ép vẫn nặng nề

Ngày 20/10, Liên minh cầm quyền Italy đã vượt qua các bất đồng về vấn đề “ân xá thuế”, nằm trong ngân sách năm tới của Italy. Thông báo này được đưa ra sau khi Nội các Italy thông qua một bộ sửa đổi các biện pháp thuế, sau bất đồng giữa hai đảng chính trong liên minh cầm quyền liên quan đến phạm vi ân xá.

Italy không muốn rời EU hay Eurozone. Ảnh: Uaenglish

Đầu tuần này, bất chấp sự chỉ trích của Liên minh châu Âu (EU), chính phủ Italy đã trình Ủy ban châu Âu dự thảo ngân sách 2019, trong đó có kế hoạch tăng chi tiêu và chấm dứt các chính sách khắc khổ thực hiện nhiều năm qua. EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, kế hoạch này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ngân sách của Italy.

Tuy nhiên, trong một động thái hòa giải, các quan chức Italy ngày 20/10 cho biết muốn thảo luận với EU về vấn đề ngân sách, đồng thời  nhấn mạnh cam kết không rời khỏi Liên minh châu Âu. Bộ trưởng Công nghiệp và Lao động Italy Luigi Di Maio khẳng định: “Miễn là tôi vẫn còn là một lãnh đạo chính trị của Đảng Phong trào 5 sao và chính phủ này tiếp tục hoạt động, sẽ không có mong muốn từ phía chúng tôi rời khỏi Eurozone hay Liên minh châu Âu. Những tháng tới là thời gian quan trọng vì tất cả các nước châu Âu sẽ nỗ lực thúc đẩy cải cách các thể chế và quy tắc liên quan đến hoạt động của châu Âu”.

Cùng ngày, Italy cũng bác bỏ việc hãng Moody’s hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Italy là do vấn đề ngân sách của nước này, đồng thời khẳng định triển vọng kinh tế của Italy vẫn ổn định.

Trước đó, Moody’s đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với nợ công của Italy từ mức Baa2 xuống Baa3, do những yếu tố làm suy yếu sức mạnh tài chính của Italy như chính phủ tăng mục tiêu thâm hụt ngân sách trong những năm tới, đồng thời duy trì mức nợ công hiện tại là 2.300 tỷ euro, thay vì bắt đầu chiều hướng giảm như kỳ vọng trước đây./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

TIN MỚI

Return to top