Thể thao

Vào hội đu truyền thống Gia Viên

ClockThứ Hai, 19/02/2018 14:45
TTH.VN - Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 Tết Âm Lịch (năm nay nhằm ngày 19/2), người dân thôn Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền và khách thập phương lại tề tựu về đình làng của thôn để thưởng thức và tham gia vui chơi lễ hội Đu Gia Viên truyền thống.

“Mãn nhãn” với lễ hội Khinh khí cầu quốc tế 2017Thông qua thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 8Hát mừng mùa xuânHàng ngàn người dân thưởng thức pháo hoa chào năm mớiLịch thắp sáng Kỳ Đài và bắn súng thần công chào Xuân Mậu TuấtNhiều hoạt động sôi nổi vui Tết, đón xuân

Khán giả xem và cổ vũ nhiệt tình

Theo thông lệ, hội đu truyền thống thôn Gia Viên bắt đầu bằng 3 hồi trống, tiếp đó vị cao niên trong làng sẽ đu khai hội. Các thanh niên trai tráng sẽ so tài cùng nhau ở các giải cúng, giải phá và các giải nhất, nhì, ba do ban tổ chức quy định.

Tại huyện Phong Điền, lễ hội đu truyền thống vẫn còn được lưu giữ ở thôn Gia Viên xã Phong Hiền và xã Điền Hoà, thu hút hàng trăm khách thập phương và người dân đến tham gia, cổ vũ. Ông Nguyễn Công Miêu, người dân Quảng Trị cho biết: "Lễ Hội đu Gia Viên đã có từ lâu đời. Đây là một nét đẹp văn hóa của địa phương cần được duy trì. Cứ mỗi năm vào ngày Mùng 4 Tết, khi nào tôi cũng ghé về đây tham dự cuộc vui". 

Ông Hoàng Ngọc Trung - Phó chủ tịch UBND xã Phong Hiền, Phong Điền cho biết: “Hội đu truyền thống thôn Gia Viên đã có truyền thống trên 150 năm, hội đu dược tổ chức vào ngày Mùng 4 tết. Hội đu là một lễ hội văn hóa, qua hội đu bà con nhân dân thôn Gia Viên xã Phong Hiền cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bên cạnh đó thắt chặt tinh thần đoàn kết của con dân trong làng để cùng nhau góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp đồng thời để tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương”.

Trao giải cúng cho VĐV Bùi Mạnh Điền

Lễ hội đu truyền thống ở thôn Gia Viên xã Phong Hiền huyện Phong Điền năm nay thu hút 19 VĐV tham gia thi đấu ở 3 nội dung: Giải cúng, giải phá và tranh tài về nhất, nhì và ba. Đây là dịp để mọi người tụ hội, gặp gỡ chúc phúc, cùng nhau vui vẻ đồng thời biểu thị tính cộng đồng và ước vọng cầu mong mưa thuận gió hoà, nhân dân an lành hạnh phúc, bên cạnh đó là dịp để các thanh niên trai tráng của các địa phương thể hiện sự dẻo dai, bền bỉ của sức trẻ, tạo không khí phấn khởi trong những ngày đầu xuân.

Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải cúng cho VĐV Bùi Mạnh Điền, giải phá cho VĐV Hoàng Minh Hiệu, giải Nhất thuộc về VĐV Trương Thế Binh, giải Nhì thuộc về VĐV Trương Văn Nhị, giải Ba thuộc về VĐV Trương Thế Ân.

       Tin, ảnh:  Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số
Return to top