ClockThứ Bảy, 18/08/2018 10:51

Học thêm cũng cần sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh

Bất bình đẳng trong giáo dụcKhông tổ chức dạy thêm, học thêm, dạy trước chương trình trước ngày 1/8Siết chặt các quy định về dạy thêm, học thêm

Chấm dứt cuộc trao đổi với cô giáo, chị đánh rơi chiếc điện thoại khỏi tay, người như rơi tự do, tứ chi bủn rủn hồi lâu. Chị không thể ngờ thằng con hiền lành như thế mà lại có thể làm cái việc động trời là "lòn" học phí. Có nghĩa là học phí hàng tháng nhận từ chị, nó không nộp cho cô mà mang đi tiêu hoang. Dồn một cục tính ra đến mấy triệu, phải nộp lại cho cô là hẳn rồi, nhưng điều làm chị nhức đầu hơn là con chị đã tiêu số tiền lớn như vậy so với tuổi của nó vào việc gì? Vào games? Hay khủng khiếp hơn là vào tỷ số, vào hút hít?... Chị lắc đầu, không dám nghĩ thêm...

Cũng may là cuối cùng, tình hình không ở mức tồi tệ lắm. Thằng nhóc thú nhận có chơi games và chiêu đãi bạn bè ăn uống linh tinh để... thể hiện. Nó cũng không ngờ "âm mưu" của nó bị phát giác nên tỏ ra hết sức hoảng sợ ăn năn. Quan sát thái độ của con, chị thấy hơi nguôi giận và tạm an lòng. Dù sao thì cũng biết cơ sự để mà còn theo dõi, cảnh giác đối với thằng nhóc, không để nó sa đà rồi sa ngã, dẫn đến mất con.

Khi cơn sốc đã qua đi, ngồi ngẫm lại chị thấy vừa trách mình vừa trách cô giáo. Trách mình vì quá tin con mà không kết nối với giáo viên để kiểm tra xem con có nộp học phí không. Song, càng trách cô giáo nhiều hơn khi mà cô không bao giờ có biên lai hoặc chí ít là ký nhận học phí mà chỉ dựa vào lòng tin giữa cô với trò. Chính vì vậy mà phụ huynh không có cơ sở để kiểm soát con em, còn học sinh thì dễ nảy ý tưởng "lòn lách" học phí để tiêu pha bậy bạ.

Lại nữa, lẽ ra khi thấy thằng con nhà chị một, hai tháng không nộp học phí thì cô phải hỏi han để nhắc nhở, trao đổi với phụ huynh để quản lý, ngăn chặn từ sớm. Đằng này đến nhiều tháng liền mới nhấc máy để liên hệ, lúc mà hậu quả đã tồi tệ hơn rất nhiều. Không biết vì "tế nhị" hay vì một điều gì khác nhưng có lẽ, đây cũng là điều mà các thầy cô giáo ở các lớp học thêm và phụ huynh cần có sự hợp tác cùng nhau để tránh những điều đáng tiếc như đã xảy ra ở trường hợp trên.

Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top