ClockThứ Hai, 05/12/2016 13:31

Giữ chân lao động trẻ

TTH - Không tìm được việc làm, trình độ hạn chế, tâm lý muốn đi xa nên nhiều thanh niên chọn con đường ly hương để lập nghiệp.

Không có nghề trong tay, trình độ hạn chế nên hầu hết lao động thu nhập bấp bênh. Để người trẻ “ly nông bất ly hương”, cần một giải pháp tổng thể. 

Lao động làm việc ở khu công nghiệp Phú Bài 

Không nhiều chọn lựa

Lao động vào Nam làm việc ở các khu công nghiệp ngày càng nhiều. Họ muốn làm công nhân một vài năm, cố gắng kiếm tiền rồi về quê kinh doanh nhỏ. Không phải ai cũng muốn ly hương, nhiều người rơi vào cảnh “cực chẳng đã”. Không có việc làm phù hợp với bằng cấp, ở nhà làm ruộng cũng không đủ ăn, trong khi nghề phụ thì ít. Các địa phương cũng đã triển khai định hướng phát triển kinh tế trang trại cho thanh niên, nhưng lại khó khăn về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Từ đầu năm đến nay, có trên 3.170 lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó, có đến 2.000 lao động do doanh nghiệp cắt giảm quy mô, ngừng hoạt động. 

Tuy nhiên, việc ly hương chưa hẳn đã đáp ứng được mong mỏi của chính mình. Có người trở về có thể xây nhà, mua sắm xe cộ hay các vật dụng trong gia đình, nhưng cũng có nhiều người trở về với hai bàn tay trắng. Người lao động thiếu bằng cấp, làm trái ngành nghề được đào tạo, phải đối diện với nhiều thiệt thòi, cạm bẫy, cuộc sống bấp bênh. Anh  Trần Đình Dũng (Thủy Phù, thị xã Hương Thủy) cho hay: “Tôi gửi con cho ông bà trông. Hai vợ chồng làm thêm vài năm nữa, tích cóp tiền bạc rồi về quê. Tôi không muốn đưa con đi cùng bởi khu trọ phức tạp, học hành của các cháu cũng rất khó khăn. Hơn nữa, chi phí cho cả gia đình rất tốn kém. Về quê, vợ chồng tôi còn có nhà cửa, chi phí rẻ hơn, chứ không phải sống trong các phòng trọ chật chội, ẩm thấp”.

Khảo sát của Sở Lao động, TB&XH cho thấy, trên 80% lao động trong độ tuổi lao động ở các hộ phi nông nghiệp không qua đào tạo. 38%, tương đương trên 200.000 lao động sản xuất chủ yếu ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Chất lượng lao động trẻ ở nông thôn rất thấp. Họ thường gặp những cản trở như quá tuổi tuyển dụng, thiếu tác phong công nghiệp... khi tìm kiếm việc làm. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp rất cao nhưng số lao động đáp ứng được chỉ khoảng 25 % đến 30%. Thế nên, có rất nhiều câu chuyện buồn của những lao động trẻ chọn con đường ly hương lập nghiệp, để rồi một năm có 365 ngày quần quật tăng ca, tăng buổi nhưng vẫn không đủ để trang trải cho những khoản chi “không tên” khác. Nhiều người khi về tết vẫn  phải nhờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức đoàn các tỉnh, thành phía Nam.

Để “ly nông, bất ly hương“

Trở lại vấn đề người trẻ ly hương, chung quy, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, các loại hình kinh doanh chưa phong phú, đa dạng, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa và nhỏ. các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp Phú Bài, các khu công nghiệp khác, trong khi khu vực nông thôn lại quá ít. Sinh viên ra trường muốn có việc làm ngay ngoài nộp đơn vào lĩnh vực dệt may, chưa có ngành nào khác hấp dẫn. Lương và các chế độ cho người lao động ở các doanh nghiệp dệt may từ 4 triệu đồng - 5 triệu đồng/người/tháng. Các  doanh nghiệp khác cũng chỉ từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiệm nghiêm túc các quy định về pháp luật lao động.

UBND tỉnh đã phê duyệt đề án và ban hành một số chính sách để đào tạo nghề cho đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn bị dư thừa. Nhiều người cho rằng, đã đến lúc  đào tạo nghề nông nghiệp và các ngành nghề đào tạo phải phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ những gia đình còn khó khăn. Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó, ưu tiên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có hiệu quả cũng là vấn đề cần quan tâm.

Tại diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô lớn. Rà soát, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ lương, trợ cấp cho người lao động theo đúng pháp luật; có chế độ đãi ngộ cho người lao động trong thi đua làm việc đạt hiệu quả và năng suất cao. Các địa phương vận động gia đình có con em làm ăn xa trở về địa phương làm việc tại các nhà máy đang hoạt động, để bổ sung nguồn lực lao động đang thiếu hiện nay”.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top