ClockThứ Bảy, 09/12/2017 13:21

Giảm nghèo bền vững ở A Lưới

TTH - Từ nhiều năm nay, dù ngân sách còn hạn hẹp, song Thừa Thiên Huế vẫn luôn dành một nguồn lực đáng kể để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi, trong đó có huyện A Lưới. Thế nhưng, dù hàng năm tỷ lệ hộ nghèo có giảm, nhưng vẫn còn ở mức khá cao, nguy cơ tái nghèo là điều khó tránh khỏi.

Nông sản A Lưới: Chưa có thị trường tiêu thụ ổn địnhCử tri A Lưới đề nghị Quốc hội quan tâm đến việc làm của con em

Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng bò cho bà con nghèo ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới năm 2017. Ảnh Kim Thoa

Nghịch lý thiếu đất sản xuất

Dân cư ở miền núi với đất rộng người thưa nhưng lại thiếu đất sản xuất. Đó là một nghịch lý đã và đang diễn ra ở huyện miền núi A Lưới. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, hiện nay, có khoảng gần 2.000 hộ thiếu đất sản xuất (theo quy định cấp đất là một hộ dân được cấp 0,75 ha đất nông nghiệp và 2 ha đất rừng). Thiếu đất sản xuất, nhiều hộ dân nơi đây khó khăn trong việc làm ruộng, làm vườn và tổ chức chăn nuôi.

Đã có một thời, huyện A Lưới phát triển mô hình chăn nuôi heo, bò thịt, song dự án này chỉ triển khai được ở những hộ có đủ đất sản xuất, còn hộ thiếu đất không thực hiện được do nuôi heo không biết lấy gì cho heo ăn, nuôi bò thì bò ăn cỏ ở đâu vì các diện tích rừng hay vườn đều đã có chủ. Vì vậy, người dân nghèo vẫn hoàn nghèo. Ngoài chuyện thiếu đất sản xuất, một bộ phận không nhỏ người dân A Lưới vẫn đang còn thiếu tính tự lập, tự vươn ra ngoài để kiếm sống, ít biết chi tiêu trong cuộc sống gia đình, còn trông chờ ỷ lại vào chính sách của nhà nước nên cái nghèo vẫn đeo bám mãi.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo huyện A Lưới tuy có giảm qua từng năm, nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo ở A Lưới là 25,71% (giảm 4% so với năm 2016), song nguy cơ tái nghèo vẫn đang còn tiềm ẩn.

Cần những giải pháp thiết thực

Nguồn lực tập trung để đầu tư phát triển cho A Lưới vẫn đang tiếp tục theo các chương trình, như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách định canh, định cư, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn… và nhiều chương trình, dự án khác với tổng nguồn lên đến hàng chục tỷ đồng. Đây là đòn bẩy để tiếp tục giúp đỡ đồng bào vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh các chương trình, dự án, tỉnh còn có chủ trương giao cho các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ cho 17 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện A Lưới nhằm giúp các địa phương này thoát nghèo. Ngoài ra, từ đầu năm 2017, tỉnh đã đứng ra tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với số vốn đăng ký đầu tư gần 200 tỷ đồng. Đây được xem là sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với A Lưới trong công tác giảm nghèo.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, cho hay: “A Lưới đã được Trung ương, tỉnh đầu tư khá lớn, ngoài ra các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh cũng chung tay giúp đỡ, song đến nay, A Lưới vẫn đang còn tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Theo tôi, giải pháp căn cơ nhất để giúp bà con dân tộc thiểu số A Lưới giảm nghèo là tỉnh khẩn trương sắp xếp lại quỹ đất để giao lại cho những hộ nghèo hiện đang thiếu đất sản xuất. Bởi đất chính là tư liệu sản xuất, giúp người dân thoát nghèo bền vững. Trước đây, tôi đã từng nhiều lần kiến nghị với tỉnh nên xem xét lại quỹ đất tại một số đơn vị có diện tích đất ở A Lưới rất lớn như Công ty Giống cây trồng vật nuôi tỉnh; Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92… để giao lại cho dân, song hiện nay tỉnh vẫn chưa có ý kiến”.

Ngoài chuyện kiến nghị về xử lý chuyện giao đất cho dân, Ban Dân tộc tỉnh đang hoàn thiện đề án được xem là căn cơ để giảm nghèo, đó là “Giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào ở Thừa Thiên Huế”. Theo đó, Ban sẽ tiến hành các buổi nói chuyện trong cộng đồng dân cư về cách chi tiêu hợp lý trong lễ hội, ma chay, cưới hỏi, và trong gia đình, tránh hoang phí, nợ nần; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa bỏ tập tục lạc hậu, nặng nề trong thách cưới, vận động bà con tự giác, tự lực phát triển kinh tế hộ gia đình, gìn giữ nét văn hóa truyền thống nhưng thích ứng với giá trị hiện đại, văn minh.

Hoàng Trọng Bửu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Return to top