ClockThứ Tư, 13/12/2017 14:32

Giải mã bức bình phong miếu cây thị làng cổ Phước Tích

TTH - Miếu cây thị làng Phước Tích (Phong Hòa, Phong Điền) xây trên nền một đền thờ của người Chăm xưa, bên cạnh cây thị cổ trên 500 năm tuổi.

Phong Điền vào mùa lạcPhong Điền tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viênTết ở các làng quê Phong ĐiềnPhong Điền tìm “chỗ đứng” cho rau sạch tại siêu thịPhong Điền - điểm đầu quan trọng góp phần giải phóng quê hươngTrở lại làng cổ Phước TíchCô học trò đoạt giải nghiên cứu về làng cổ Phước Tích

Phía trước miếu có khắc 3 chữ  Hán “Hiển Linh Miếu” bằng lối đại triện. Tường miếu bên trong có khắc một chữ "Thọ" theo lối đại tự. Miếu không ghi niên đại xây dựng mà chỉ ghi thời điểm trùng tu: “Tự Đức Tân Tỵ trọng xuân thượng hoán”, nghĩa là miếu từng được trùng tu vào thượng tuần tháng hai, năm Tân Tỵ dưới thời vua Tự Đức (1881). Bình phong miếu trang trí hình chim phụng đắp nổi, có gắn những mảnh sứ cổ có chữ "song hỷ". Hai bên phù điêu chim phụng là hai ô hộc tạo hình chữ song hỷ. Phụng là biểu tượng gắn với các đền miếu thờ nữ thần, thờ cô, bà… Bình phong miếu cây thị có đắp nổi hình chim phụng cho ta biết, đây là một đền thờ nữ thần. Song hình tượng chữ song hỷ xuất hiện nơi thờ thần là vấn đề cần tìm hiểu.

Bức bình phong thuộc miếu cây thị ở làng Phước Tích

Chữ “song hỷ”, theo tích ở Trung Quốc, Vương An Thạch (đỗ tiến sĩ năm 1004, làm đến chức Tể tướng thời Bắc Tống) trên đường đến kinh đô ứng thí, đi ngang qua một nhà viên ngoại đang tổ chức lễ mừng thọ. Viên ngoại họ Mã, có một cô con gái đến tuổi lấy chồng. Nhân đó, viên ngoại viết lên đèn kéo quân một vế đối để thách đối kén rể với nội dung: “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” (Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân). Vương An Thạch ghé đọc vế đối, cho là dễ, nhưng vì gấp rút đi thi nên không dự cuộc thách đối. Khi nhập trường thi, Vương An Thạch nhanh chóng làm bài và nộp quyển sớm. Quan chủ khảo xem qua, thấy lời lẽ trình bày trôi chảy, khúc chiết, có ý lấy đỗ, nên tiếp tục thử tài Vương An Thạch. Nhân ở sân trường thi có một lá cờ lớn, thêu hình con hổ, chủ khảo liền ra vế đối: “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân (Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình). Vế đối ở nhà viên ngoại lại ngẫu nhiên trùng hợp với vế đối của quan chủ khảo vừa ra nên Vương An Thạch đọc ngay vế đối ở nhà viên ngoại để đối lại vế đối của quan chủ khảo, khiến ông ta phải phục tài ứng đối mau lẹ của Vương An Thạch.

Trên đường trở về quê nhà để chờ kết quả kỳ thi, Vương An Thạch đi ngang qua nhà Mã viên ngoại, người nhà viên ngoại nhận ra Vương là người đã từng nói vế đối dễ, nên mời vào nhà trình với Mã viên ngoại. Viên ngoại yêu cầu Vương An Thạch đối. Vương lại lấy vế đối của quan chủ khảo rồi đọc thành câu đối: "Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ; Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân". Mến tài ứng đối của chàng Vương, viên ngoại ngỏ ý gả con gái cho chàng. Vương An Thạch cũng nghĩ đây là chuyện trời định nên ưng thuận kết hôn cùng con gái viên ngoại. Đang lúc tổ chức hôn lễ thì có tin bảng vàng đề danh Vương An Thạch đỗ Tiến sĩ. Hai việc vui mừng của đời người cùng đến trong một lúc: Thi đỗ và cưới vợ. Vương An Thạch bèn hứng chí ngâm nga: "Vận may đối đáp thành song hỷ/ Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng". Sau đó, lấy giấy viết hai chữ hỷ treo lên, mừng cho việc: đại đăng khoa (thi đỗ) và tiểu đăng khoa (lấy vợ).

Ngày xưa, người dân Phước Tích chuyên nghề làm gốm. Sản phẩm gốm làm ra phải tự mang đi tiêu thụ khắp vùng bằng đường bộ hoặc đường thủy. Thậm chí có khi năm hết tết đến, nhưng nhiều người vẫn còn rong ruổi bán hàng ở các chợ xa, không kịp về nhà đón tết. Có nhiều thanh niên mải mê với nghề nghiệp, quên cả chuyện lương duyên. Con gái trong làng thì thông cảm, chứ nếu là người yêu ngoài làng nhiều khi bị trách móc: "Ngày 30 anh không đi tết/ Ngày mồng một anh chẳng viếng đến bàn thờ/ Hiếu trung chi anh nữa mà đợi chờ cho uổng công". Đến lúc ấy, chàng trai Phước Tích mới lên tiếng phân bua: "Ngày 30 anh ở chợ Cần chợ Kệ/ Sáng mồng một còn ở Thủ Lễ, Hạ Lang/ Hiếu trung bên anh anh cũng bỏ, huống chi bên nàng nàng ơi".

Khi trong nhà bắt đầu có chút của ăn của để, những người thợ gốm Phước Tích lại cố gắng cho con cái ăn học để mong đỗ đạt thành tài, nở mày nở mặt với thiên hạ. Trước khi con cháu đi thi, họ đều sắm sửa mâm lễ vật mang ra cúng ở miếu cây thị để cầu được thi đỗ. Mặc dù trong làng chưa có ai đỗ đạt cao, làm chức lớn ở triều đình, nhưng hầu như dòng họ nào cũng có nhiều người đỗ tú tài, cử nhân. Dân làng Phước Tích tự hào về thành tích đỗ đạt của con dân trong làng bằng câu nói vui: "Tú tài lấy triêng mà gạt/ Cử nhân lấy trạc mà khiêng" (triêng: đòn gánh; trạc: là dụng cụ khiêng đất, gồm một tấm đan bằng nan tre dày, buộc hai đòn tre hai bên để hai người cùng khiêng). Người ta thường dùng cái ống tre ngắn để gạt phần thóc thừa khi đong thóc bằng đấu, nhưng ở Phước Tích, quá đông người đỗ tú tài nên phải dùng đòn gánh mà gạt để đếm số lượng. Ngày xưa, làng nào có người đỗ cử nhân, là một vinh dự lớn, dân làng phải dùng kiệu để đón rước. Phước Tích có nhiều người đỗ cử nhân, không đủ kiệu, nên phải dùng trạc khiêng đất để đón các vị tân khoa cử nhân.

Từ xưa đến nay, Phước Tích là một làng có truyền thống hiếu học ở Thừa Thiên Huế. Phước Tích còn nổi tiếng là “làng giáo”; tính đến nay, làng có đến vài ba trăm người làm nghề dạy học trên khắp cả nước. Nhiều người có học hàm, học vị cao trong ngành giáo dục và nhiều ngành khác. Có lẽ khi tạo lập bình phong miếu cây thị, người dân Phước Tích đã đưa biểu tượng song hỷ vào đây với ý cầu mong nữ thần phù hộ cho con dân trong làng luôn đỗ đạt, gặp may mắn và hạnh phúc trong hôn nhân gia đình.

Bài, ảnh: Nguyễn Thế

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải mã cơn sốt doanh nghiệp mua backlink báo “Nên hay không?”

Backlink báo có lẽ là một trong những cách giúp đẩy SEO tốt nhất cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên sự bùng nổ của hình thức backlink này và những sự cố ngoài ý muốn xảy ra đã khiến không ít người nghi hoặc rằng liệu backlink báo có nên hay không?

Giải mã cơn sốt doanh nghiệp mua backlink báo “Nên hay không ”
Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên

Sau bao năm chờ đợi, huyết mạch Khúc Lý - Mỹ Xuyên, thuộc Tỉnh lộ (TL) 6B ở huyện Phong Điền đang nâng cấp mở rộng tạo diện mạo mới, góp phần đưa Phong Điền tiến nhanh lên thị xã trong thời gian đến.

Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên
Thông tin doanh nghiệp
Giải mã quy mô căn hộ The Beverly Vinhomes Grand Park

The Beverly Vinhomes Grand Park là khu chung cư sang trọng bậc nhất - với phong cách hiện đại, tiêu chuẩn xây dựng 5 sao, tiêu chuẩn chiết khấu và tiện ích nội khu. Đồng thời, thừa hưởng toàn bộ hệ thống dịch vụ công cộng cao cấp của đô thị rộng 272 ha. The Beverly sở hữu “vị trí kim cương” với tầm nhìn thoáng đẹp, không khí trong lành của công viên rộng và những cơn gió mát của sông Đồng Nai.

Giải mã quy mô căn hộ The Beverly Vinhomes Grand Park
GIẢI CHẠY HALF MARATHON HUYỆN PHONG ĐIỀN:
Hứa hẹn những trải nghiệm mới

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa giải chạy Half Marathon huyện Phong Điền lần thứ II, năm 2023 chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho giải chạy cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp các vận động viên và du khách. Thông qua giải chạy lần này, Ban Tổ chức muốn lan tỏa tinh thần rèn luyện thể dục thể thao và thúc đẩy quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh về vùng đất con người Phong Điền hiền hòa, thân thiện và mến khách.

Hứa hẹn những trải nghiệm mới
Return to top