ClockThứ Tư, 20/11/2019 14:11

Giải bài toán nguồn lực đầu tư hồ thủy lợi - Bài 1: Xuống cấp

TTH - Khó khăn, bất cập trong quản lý, khai thác khiến nhiều công trình, hồ thủy lợi xuống cấp, chưa phát huy hết năng lực.

Dấu ấn công trình “chống lũ”Hồ chứa cạn kiệt: Hàng ngàn ha cây trồng có nguy cơ khô cháy

Vận hành tại hồ Thọ Sơn

Xuống cấp

Toàn tỉnh hiện có 56 hồ chứa thủy lợi, trong đó 1 hồ chứa có dung tích trên 100 triệu m3, 2 hồ chứa có dung tích từ 10 đến 100 triệu m3; 5 hồ chứa có dung tích từ 3 đến dưới 10 triệu m3; 48 hồ chứa nước loại nhỏ. Trong đó, hồ Tả Trạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý; Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) quản lý 20 hồ vừa và nhỏ, 35 hồ còn lại do địa phương cấp huyện quản lý.

Theo đánh giá chung, nhiều hồ hiện bị hư hỏng nhẹ, dù không phát hiện sự cố lớn nhưng một số hạng mục phụ trợ đã xuống cấp, đập đất có hiện tượng trượt mái và thấm nhẹ, các thiết bị cơ khí hư hỏng, một số hồ chưa đầu tư đường quản lý và công trình trên kênh xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp.

Công trình hồ Hòa Mỹ (Phong Điền) là một trong số đó. Được xây dựng từ năm 1989 và hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng năm 1994, hồ Hòa Mỹ có dung tích chứa 9,6 triệu m3, đảm bảo tưới tiêu cho 2.200ha cây trồng, góp phần quan trọng ổn định sản xuất nông nghiệp của xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn...

Dù có vai trò, chức năng quan trọng nhưng theo thời gian, hồ có nhiều dấu hiệu hư hỏng, xuất hiện những vết nứt cũ giữa mang tràn và thân đập (những vết nứt này ổn định, không phát triển). Vai phải tràn có hiện tượng thấm nhẹ khi tích nước đến cao trình +35. Các giếng quan trắc bị hỏng, rọ thép gia cố đuôi tràn bờ phải bị mục một số vị trí. Cống vận hành lên xuống hơi nặng. Tuy nhiên, công trình này đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tại hồ Phú Bài, vị trí thân đập chính và đập phụ (cao trình +17) thấm ở mức độ nhẹ và khá ổn định; cống lấy nước hệ thống lan can và cửa bị hỏng, một số vị trí, cửa cống bị rò rỉ nước, đường quản lý bằng đất đã xuống cấp. Trong khi đó, hồ Khe Ngang cũng xuất hiện các vết lún, nứt ở mấu hạ lưu đập chính ở mức độ nhẹ, ổn định….

Các công trình hồ chứa do huyện, xã quản lý có nhiều công trình xây dựng cách đây hơn 30 năm đã xuống cấp và nằm gần khu dân cư, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như các hồ: Trằm Giàng, Trằm Nãi (Phong Điền); các hồ Đập Bao, Đồng Bào, Thủy Lập (Quảng Điền). Các hồ này chủ yếu đều là đập đất, việc vận hành hoàn toàn bằng thủ công.

Đầu tư qua nhiều thời kỳ

Ông Phan Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi đánh giá, phần lớn hồ chứa bị xuống cấp tập trung trong nhóm hồ vừa và nhỏ, được xây dựng cách đây từ 20 đến 50 năm trong điều kiện kinh tế khó khăn, kỹ thuật hạn chế, thiếu kinh phí sửa chữa, tu bổ.

Nhiều công trình thủy lợi đầu tư chắp vá qua nhiều thời kỳ, chất lượng không cao, nên sau khi đưa vào sử dụng một vài năm đã xuống cấp phải sửa chữa, làm lại nhiều lần.

Các hồ thủy lợi, nhất là hồ nhỏ hầu hết là đập đất, trừ một số ít hồ lớn có kết cấu là đập bê tông trọng lực, đập đá đổ bê tông. Công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng ở các địa phương chưa được chú trọng đúng mức nên việc xuống cấp khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền thông tin, hiện huyện đang quản lý 3 hồ nhỏ gồm: hồ Đập Bao, Đồng Bào, Thủy Lập. Công tác quản lý vận hành tại các hồ này chủ yếu do các HTX thực hiện nên thiếu nguồn nhân lực chuyên trách, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên việc quản lý hồ đập còn nhiều khó khăn. Việc thiếu kinh phí đầu tư, sửa chữa kịp thời cũng dẫn đến một số hư hỏng nhỏ, nhất là trong mùa mưa bão. Việc chuyển giao công tác quản lý vận hành cho đơn vị có chuyên môn (Công ty Thủy lợi) cũng đã được nghĩ đến. Tuy nhiên, việc làm này không dễ và sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho đơn vị tiếp nhận.

Hiện, tiểu dự án sửa chữa và nâng cấp an toàn đập (WB8) đang tiến hành đầu tư sửa chữa nâng cấp các hồ: Phú Bài 2, Ka Tư, Tà Rinh, Nam Lăng, Cừa, Phụ Nữ, Khe Rưng, Cây Cơi, Ba Cửa. Ngoài ra, việc nâng cấp duy tu sửa chữa 2 hồ chứa nước Khe Ngang, Khe Bội cũng đang tiến hành và sẽ hoàn thành cuối năm 2019; hồ Thọ Sơn cũng đang được nâng cấp sửa chữa một số hạng mục.

Cùng với khắc phục các hư hỏng trước mùa mưa bão, Công ty Thủy lợi và chính quyền các địa phương cũng chuẩn bị sẵn sàng các vật tư, phương tiện đảm bảo ứng phó khi có sự cố xảy ra. Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi và các địa phương cũng rà soát hỗ trợ cán bộ thủy nông tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý vận hành hồ chứa, nhất là cán bộ vận hành tại các hồ do địa phương quản lý.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

Bài 2: Bài toán kinh phí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
Return to top