ClockThứ Năm, 18/01/2018 09:55

Dự báo nguồn cung thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2018

Tết Nguyên đán 2018, dự báo nguồn cung thịt lợn, gia súc, gia cầm dồi dào. Tuy nhiên, lượng rau xanh có thể thiếu hụt cục bộ nếu thời tiết giá lạnh, sương muối bất thường.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) giá lợn hơi trên cả nước biến động trong khoảng 28.000 - 34.000 đ/kg. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nguồn cung thịt lợn năm nay rất dồi dào, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do vậy, dịp Tết Nguyên đán này giá sẽ không tăng đột biến. Bên cạnh nguồn cung dồi dào, người tiêu dùng còn được sử dụng sản phẩm thịt lợn chất lượng tốt.

Các cơ quan liên ngành sẽ tăng cường kiểm an toàn thực phẩm trong thời gian giáp Tết Nguyên đán. Ảnh: Phương Vy/TTXVN

Các sản phẩm chăn nuôi khác như: gà, vịt, gia cầm… cũng dồi dào. Sản phẩm trứng có thể xảy ra thiếu hụt cục bộ trong dịp Tết do nhu cầu tăng cao. Cách đây ba năm, đã xảy ra tình trạng thiếu trứng gia cầm do nhu cầu tăng mạnh. 

Về nguồn cung rau xanh,  ông Nguyễn Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, nếu thời tiết bình thường, không có đột biến thì hoàn toàn yên tâm, thậm chí dư thừa rau xanh. Tuy nhiên, nếu có giá rét và sương muối ở miền núi phía Bắc, có thể xảy ra thiếu rau cục bộ.

Với mặt hàng trái cây, hoa quả như: cam, chuối, xoài, dưa hấu… thời tiết thuận lợi, các loại cây này đang sinh trưởng, phát triển bình thường, không có vấn đề gì ảnh hưởng tới năng suất của các loại cây này. Do vậy, có thể yên tâm về nguồn cung hoa quả cho dịp Tết.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các mặt hàng thực phẩm được dự báo có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết, nhưng không có biến động lớn vì nguồn cung tương đối ổn định.  Giá thóc, gạo có những thời điểm tăng nhẹ, nhưng nhìn chung khá ổn định so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, nguồn gạo trong nước hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong dịp Tết Nguyên Đán 2018.

Mặt hàng đường giá cả ổn định mặc dù nhu cầu tiêu thụ đường cao để sản xuất bánh kẹo, đồ uống… phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới.  Mặt hàng muối do ảnh hưởng của bão liên tiếp gây mưa nhiều nên sản lượng đạt thấp, nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tích cực chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y nhằm đảm bảo đủ nguồn cung, có chất lượng phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ  đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y để đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Về rau củ, kiểm tra giám sát chất lượng trên thị trường, tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, rau an toàn.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng đã tham mưu cho Bộ Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị tăng cường quản lý chất lượng nông sản trước trong và sau Tết Nguyên đán, kể cả mùa lễ hội sau Tết Nguyên đán.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, hàng hóa nông sản hầu hết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm tốt, an toàn rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn những sản phẩm mất vệ sinh, chưa an toàn thực phẩm, nhưng chiếm số lượng không lớn, chủ yếu ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ.  Các đơn vị sẽ tăng cường phối hợp, đảm bảo nguồn cung thực phẩm Tết an toàn cho người dân.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ NN&PTNT cần thường xuyên rà soát, đánh giá số liệu thực tế các mặt hàng nông sản sao cho phù hợp với thực tiễn, để từ đó có thể đưa ra những quyết định trong điều tiết cung cầu hàng hóa nông sản.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

TIN MỚI

Return to top