ClockThứ Năm, 23/11/2017 13:31

Đọng lại tình cảm sâu nặng

TTH - Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân, với tổng cộng gần 17.500 bài dự thi, trong đó có 1.277 bài gửi dự thi cấp tỉnh. Mỗi bài thi là mạch cảm xúc vừa thể hiện sự hiểu biết vừa chứa đựng tình cảm sâu nặng giữa hai nước láng giềng hữu nghị Việt Nam-Lào.

Triển lãm ảnh ASEAN và quan hệ Việt – LàoGắn bó keo sơn

Những gương mặt đoạt giải cao tại cuộc thi do Đảng ủy Khối các Cơ quan tỉnh tổ chức

Trong bài dự thi của mình, Thiếu tá Nguyễn Văn Piu (dân tộc Pa Cô), công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hương Thủy chia sẻ: “Dù thời bình hay trong chiến tranh, hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước luôn gắn bó keo sơn. Việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn là vô tư, trong sáng, thủy chung, được xây dựng, vun đắp từ bao đời nay. Chúng ta nguyện một lòng giữ gìn, tôn vinh và bảo vệ mối đoàn kết hữu nghị, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Ông Ngô Viết Quýt, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh bày tỏ.“Lần đầu tiên đến đất nước bạn Lào cách đây 35 năm, lần cuối cùng cũng đã 27 năm, nhưng mỗi lần nhớ lại, trong tôi dâng lên bao kỷ niệm sâu sắc, xúc động, tự hào... Thực tiễn và tình cảm ấy giúp tôi trưởng thành hơn. Tôi nguyện tiếp tục học tập suốt đời để nâng cao năng lực, trình độ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Bài dự thi của cô giáo Hồ Thị Hiêm, Trường THCS và THPT Hồng Vân (A Lưới) nêu cảm nghĩ: “Thật khó có ngôn từ nào để miêu tả đầy đủ những cung bậc cảm xúc, sự ái mộ của bản thân cũng như sự trân quý về mối quan hệ thắm thiết giữa hai dân tộc của hai nhà nước đã đồng cam cộng khổ, cùng chung lưng đấu cật, không khác gì anh em một nhà, một nỗi lo chung suốt chiều dài lịch sử để hình thành nên một mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, tình cảm sâu nặng và vô cùng thiêng liêng như ngày nay. Mong rằng, tình cảm đó sẽ phát triển và thắm mãi cùng thời gian”.

Với suy nghĩ đó, bản thân cô giáo Hiêm luôn chuyển tải những tình cảm tốt đẹp ấy vào các bài giảng của mình, khơi dậy trong các em học sinh niềm tự hào, nâng niu, quý trọng, gìn giữ và trách nhiệm không ngừng để phát triển truyền thống tốt đẹp có từ bao đời của mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào.

Nguyễn Thục Trinh, sinh viên Trường đại học Kinh tế Huế viết: “Đại diện cho thế hệ trẻ, em cảm thấy cuộc thi này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của hai nước Việt Nam – Lào tới các bạn trẻ trong nước; đồng thời vun đắp, tô thắm thêm cho tình hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước”.

 Sau hơn 3 tháng phát động, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” đã nhận được nhiều bài dự thi thể hiện những tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào. Trong đó, có những bài dự thi của các cựu chiến binh, cán bộ hưu trí từng chiến đấu, công tác trên đất nước bạn Lào viết về những kỷ niệm đẹp, tình cảm sâu sắc của mình…Người dự thi cao tuổi nhất là ông Nguyễn Thanh Toàn (89 tuổi), đại tá về hưu, trú tại Vỹ Dạ, TP. Huế. Người dự thi nhỏ tuổi nhất (14 tuổi) là em Lê Ngọc Huyền, học sinh Trường THCS Phạm Văn Đồng, TP. Huế. Ban Tổ chức cuộc thi đã lựa chọn 30 bài cá nhân xuất sắc nhất tham gia dự thi cấp Trung ương; chọn 13 giải cá nhân, 2 giải khác để trao thưởng cấp tỉnh.

“Cuộc thi đã đạt được yêu cầu đề ra, thể hiện qua số lượng, chất lượng, nội dung, hình thức của mỗi tập thể, cá nhân tham gia dự thi. Cuộc thi cũng đã tạo sự lan tỏa trong toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn quân trên địa bàn tỉnh; qua đó, góp phần tuyên truyền sâu rộng về nội dung cơ bản và giá trị to lớn trong quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra”, ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đánh giá. 

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Đong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”

Trong chuỗi hoạt động tri ân của Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân, “Bữa cơm tri ân” là cách thể hiện và bồi đắp thêm tình cảm gắn bó giữa lực lượng BĐBP; tuổi trẻ trên địa bàn và thế hệ đi trước, từng mang áo lính.

Đong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”
Tình cảm thầy cô quyết định thành công dạy học trực tuyến

Trao đổi với Thừa Thiên Huế Cuối tuần dưới góc độ chuyên gia tâm lý và cũng là giảng viên, TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế khẳng định dạy học trực tuyến có nhiều khó khăn và sự đầu tư cho bài giảng trực tuyến vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự tâm huyết, tình cảm của thầy cô với học trò mới là điều quyết định.

Tình cảm thầy cô quyết định thành công dạy học trực tuyến
Ba Lan viện trợ Việt Nam 501.600 liều vaccine ngừa COVID-19

Ngày 20/8, tại sân bay Warsaw Chopin, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ba Lan Nguyễn Hùng cùng cán bộ Đại sứ quán đã tham dự buổi lễ bàn giao 501.600 liều vaccine ngừa COVID-19 do Chính phủ Ba Lan viện trợ Việt Nam.

Ba Lan viện trợ Việt Nam 501 600 liều vaccine ngừa COVID-19
Return to top