ClockThứ Năm, 18/10/2018 13:45

Đồng hành cùng niềm vui “song hỷ”

TTH - Giúp cho ngày hạnh phúc của đôi uyên ương thêm trọn vẹn, những người trong nghề in thiệp cưới tự nhận mình là người đồng hành cùng niềm vui.

Cưới xin thì phải vui?!!Mời cưới

 Anh Huy – chủ cơ sở HT Print kiểm tra lại các mẫu thiệp cưới

Lấy công làm lãi

Trong không gian phòng khách cơ sở in thiệp cưới Thiên Lộc (đường Xuân Diệu, TP. Huế), hàng ngàn mẫu thiệp cưới được sắp đặt ngăn nắp để khách chọn lựa. Theo bà Hương, phụ trách giao dịch của cơ sở, nghề in thiệp cưới tuy có lợi nhuận nhưng không cao, chỉ vài trăm đồng một thiệp và số lượng in cũng không nhiều nhưng bù lại công việc có đều trong năm. “Tháng bảy âm lịch ngày xưa nhiều người “kiêng” giờ cũng cưới nên cơ sở có thêm đơn hàng. Điều vui nhất của nghề này là mình giúp đôi uyên ương báo hỷ đến họ hàng và bạn bè. Thấy cách họ ríu rít khi chọn mẫu thiệp, mình cũng vui lây”, bà Hương chia sẻ.

Để một chiếc thiệp cưới hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn nhưng lâu nhất là khâu thống nhất mẫu với khách hàng. “Thường thì bên em sẽ thiết kế theo mẫu mà khách yêu cầu, trao đổi các chi tiết họ đã lựa chọn, in mẫu để “khách duyệt” lần cuối trước khi hoàn thành sản phẩm chuyển cho khách”, anh Quốc Cường, thiết kế mẫu thiệp cưới cơ sở Thiên Lộc, cho biết.

Giá của mỗi chiếc thiệp cưới dao động từ 1.200- 30.000 đồng tùy theo chất liệu giấy và mẫu mã. “Nếu khách hàng yêu cầu mẫu thiệp truyền thống với phôi nhập từ nước ngoài, không cần thiết kế thì lợi nhuận có thể là 30 – 40% nhưng nếu tự thiết kế thì chỉ còn 20%. Tuy vậy, công ty vẫn thích các đơn hàng mẫu tự thiết kế vì nó ít độc hại do nguyên liệu giấy mình chủ động nhập”, anh Quang Huy, chủ cơ sở HT Print (số 14 đường Điện Biên Phủ), cho biết.

In thiệp cưới không phải nghề mới nhưng mang tính “chuyên nghiệp”, trở thành nghề quy tụ đội ngũ thiết kế, giao dịch và phân phối thì chỉ vài năm trở lại đây. Nhiều cơ sở hoạt động theo dạng kinh tế hộ gia đình, chỉ thuê thêm lao động thời vụ khi có đơn hàng nhưng cũng có những công ty chuyên nghiệp trong hoạt động này như HT Print, An Hiếu Print.

Thích nghi với xu thế

Một vài năm trở lại đây, xu thế chọn thiệp cưới dần thay đổi. Thiệp có mẫu sẵn nhập phôi từ Trung Quốc đang giảm dần, đa số khách hàng bây giờ muốn thể hiện cá tính của mình nên chiếc thiệp theo phong cách hiện đại chiếm ưu thế. Khách hàng có thể sáng tạo mẫu thiệp cho riêng mình, thêm slogan, châm ngôn yêu thích hoặc bổ sung bản đồ dẫn đường để thuận tiện cho khách đến dự.

Các cơ sở in thiệp cũng thích nghi nhanh với khuynh hướng đó. Thiệp cưới Bách Tín (số 130 đường Thạch Hãn), thiệp cưới Thanh Hà (số 52 đường Nguyễn Hữu Thọ), thiệp cưới Đăng Thái (số 15A đường Nguyễn Khuyến)… đều đầu tư thêm khâu thiết kế, cập nhật thêm mẫu mã mới để khách hàng lựa chọn.

 “HT Print đầu tư dàn máy gần cả tỷ đồng và tuyển thêm nhân viên thiết kế. Ban đầu cơ sở xác định là lỗ, có tháng chỉ nhận được một đơn hàng nhưng hiện nay thì tình hình khả quan hơn, khách hàng đến với chúng tôi không chỉ riêng ở Huế mà các tỉnh miền Trung”, anh Huy cho biết.

Sự thay đổi về “thị hiếu” của khách hàng cũng buộc các cơ sở in thiệp chuyển đổi cách tiếp cận. Thay cho “truyền miệng”, mạng xã hội như facebook, zalo là những công cụ hữu hiệu được chọn lựa. Thông qua các kênh tương tác này cơ sở có điều kiện giới thiệu mẫu mới, chương trình khuyến mãi cũng như tiếp thu được góp ý của khách hàng.

Với đối tượng khách hàng trải đều khắp cả nước, anh Huy chia sẻ: “Người Huế thích chiếc thiệp có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại; tông màu hồng hoặc đỏ vẫn được giữ trong thiết kế, thêm vào đó họ không chuộng đưa hình ảnh đôi uyên ương vào thiệp như khách hàng ở miền Nam. Ngoài ra, những chiếc thiệp có phong bì ở ngoài vẫn được chọn lựa vì nó thể hiện sự chu đáo”.

Nhận làm thêm làm các loại thiệp khác, như mừng thôi nôi, sinh nhật hay giấy mời của các sự kiện, menu cho các nhà hàng, quán ăn nhưng các cơ sở đều cho rằng thiệp cưới vẫn là “bộ mặt” của họ. Tên tuổi gắn liền với thiệp cưới là một lý do nhưng theo những người trong nghề thì việc giúp các đôi uyên ương thông báo niềm vui đến người thân là một điều thú vị mà không nhiều ngành nghề có được. 

Bài, ảnh: Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghĩ về hạnh phúc

Trước đây, có thời gian kéo dài hàng năm trời, chị là nô lệ của thói quen xem lén điện thoại của chồng, bắt đầu từ khi chị bắt gặp anh nhắn tin thân mật với một nữ đồng nghiệp.

Nghĩ về hạnh phúc
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Ngày quốc tế hạnh phúc 20 3  Hạnh phúc cho mọi người
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Return to top