ClockThứ Sáu, 03/04/2020 13:45

“Đòn bẩy” phát triển kinh tế ở Hương Nguyên

TTH - Ưu tiên lồng ghép các dự án đầu tư hạ tầng trên địa bàn để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, giao thương hàng hóa, dịch vụ, được xã Hương Nguyên (A Lưới) tập trung thực hiện, làm “đòn bẩy” phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Tiếp sức chống dịch, chia sẻ cùng người lao động khó khănCùng người dân giữ vững biên cươngĐảng viên giúp đỡ hộ nghèo - Cách làm hay ở Hương Nguyên

Các trục đường thôn triển khai trong năm 2020 đang được đầu tư thi công

Đến Hương Nguyên, nhiều tuyến đường giao thông liên thôn đã được nhựa hoá, các hẻm thôn, bản được bê tông, những cây cầu treo được xây dựng giúp giao thông không còn cách trở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, giao thương buôn bán...

Chủ tịch UBND xã Hương Nguyên Hồ Văn Tâm thông tin, cơ sở hạ tầng những năm gần đây được đầu tư phát triển, giao thông thuận lợi. Chính quyền địa phương đã tiến hành quy hoạch lại vùng sản xuất, đề ra chương trình phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng thương mại, dịch vụ và phát huy các ngành nghề truyền thống ở những khu vực có điều kiện thuận lợi.

Hương Nguyên là địa bàn biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhất là về cơ sở hạ tầng. Vì vậy, lồng ghép các dự án để phát triển kết cấu hạ tầng, giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thuận lợi trong giao thương, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống là một trong các nhiệm vụ được chính quyền địa phương ưu tiên.

2020 là năm thứ 2 Hương Nguyên được triển khai các dự án hạ tầng thuộc Đề án hỗ trợ thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 – 2020 theo Quyết định 1385/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều công trình bức thiết được đề xuất như đường giao thông, lưới điện xương cá, hệ thống nước sạch, công trình thuỷ lợi...

Qua khảo sát đánh giá mức độ ưu tiên, trong năm 2020, xã tiếp tục được đầu tư triển khai thực hiện các công trình gồm: trục đường chính ở thôn Giồng, trục đường thôn A Rí, đường dân sinh và đường trục thôn Mu Nú – Ta Rá; hệ thống kênh mương thủy lợi thôn Chi Đu – Nghĩa, đường vào khu sản xuất A Pan…, với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng, góp phần hoàn thiện hạ tầng đồng bộ phục vụ nhu cầu sản xuất và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn.

Dẫn khách đi thăm các hạng mục công trình đang được đầu tư xây dựng, ông Hồ Văn Tâm phấn khởi: “Cơ sở hạ tầng được tỉnh và huyện quan tâm nên địa phương có điều kiện để phát huy nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tập trung phát triển các loại nông sản hàng hóa, các loại hình thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp trên địa bàn”.

Con đường liên thôn A Rí, Mu Nú – Ta Rá nay đã mọc lên nhiều quầy hàng tạp hóa, hàng ăn, quán giải khát, xưởng mộc, nhà máy xay xát...

Anh Trần Văn Bon, ở thôn A Rí cho biết: Từ khi giao thông thuận lợi, bà con đầu tư mở quầy hàng bán đủ thứ từ áo quần, giày dép, hàng ăn, đồ uống... Nhiều hộ mở thêm quán karaoke, dịch vụ xay xát phục vụ cho bà con trong thôn và các thôn lân cận. Cùng với thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, dịch vụ buôn bán cũng đã phát triển nhờ giao thông phát triển.

Trên cơ sở được đầu tư về hạ tầng giao thông, Hương Nguyên đã linh động huy động nguồn vốn mở các tuyến đường dân sinh nhằm tạo điều kiện bố trí giãn dân, phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc quy hoạch đất, bố trí giãn dân được nghiên cứu chặt chẽ nên đã khắc phục tình trạng đất bị bỏ hoang hoá, tạo điều kiện cho việc khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh ở địa phương.

Bài, ảnh: Trí Bá

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top