ClockThứ Bảy, 18/01/2020 15:16

Độc đáo lễ hội A Da Kooh

TTH.VN - Tại lễ công bố Lễ hội A Da Kooh của người Pa Cô (huyện A Lưới) vào sáng 18/1, lễ hội này đã được tái hiện với đầy đủ các bước, thể hiện văn hóa, phong tục tập quán độc đáo của người dân vùng cao.

Lễ hội Aza Koonh trở thành Di sản phi vật thể Quốc giaMùa lễ hội Aza

Tiết mục văn nghệ tại lễ công bố

Tham dự lễ công bố quyết định có đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cùng các sở, ngành liên quan và đông đảo bạn bè người dân trong nước và quốc tế.

A Da Kooh là lễ cúng mừng lúa mới của người Pa Cô, được tổ chức 5 năm 1 lần hoặc sớm hơn khi làng được mùa lúa lớn, nhằm thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến Mẹ lúa và các giống cây trồng; đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội này được tổ chức vào dịp cuối năm, sau khi thu hoạch xong vụ mùa; mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian này để tổ chức. Những lễ vật cúng A Da Kooh là cơm trắng, xôi, bánh, gà, dê và các loại giống cây trồng.

A Da Kooh được tiến hành gồm nhiều nghi lễ như: Lễ tẫy rửa, lễ chuẩn bị, lễ mời mẹ Lúa vào nhà, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng giàng xứ, lễ cúng những người đã khuất, lễ cúng các vị thần, lễ ăn cơm mới, lễ tiễn khách. Trong đó, nghi lễ độc đáo nhất là Lễ mời mẹ Lúa vào nhà.

Tại lễ tái hiện A Da Kooh, không khí vui tươi, nhộn nhịp, người dân bản làng cùng nhau quây quần, ăn uống, chúc tụng, chia sẻ những kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt, giúp nhau phát triển kinh tế và cùng nhau thể hiện các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, cùng hòa nhịp trống, chiêng bằng những giai điệu ấm áp tình người, thể hiện tinh thần đoàn kết, thiêng liêng giữa con người với con người.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Để phát huy giá trị văn hóa, bản sắc vùng cao, UBND huyện đã tổ chức nhiều hoạt động như, Ngày hội văn hóa truyền thống; sưu tầm, phục hồi các làn điệu dân ca dân nhạc; đầu tư các thiết chế văn hóa cộng đồng; khôi phục các làng văn hóa truyền thống của người Pa Cô; khôi phục và duy trì các lễ hội truyền thống tiêu biểu theo phong tục tập quán của từng dân tộc. Trong đó, việc phục dựng và bảo tồn nguyên bản Lễ hội A Da Kooh sẽ làm sống lại bản sắc đồng bào Pa Cô, huyện A Lưới nói riêng và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo điều kiện cho cộng đồng các dân tộc hiểu biết lẫn nhau.

Những hình ảnh tại lễ tái hiện Lễ hội A Da Kooh:

Những mâm lễ vật được con dân làng bản dâng cúng tại lễ hội A Da Kooh...

...Trong đó, lễ vật không thể thiếu là gà, cơm trắng và cá

Vào lễ hội, các lễ vật lần lượt được dâng cúng theo thứ tự...

Già làng thực hiện nghi thức mời mẹ Lúa vào nhà

Những nhạc cụ vùng cao không thể thiếu trong lễ hội A Da Kooh

Bên cạnh đó, những nghề thủ công truyền thống cũng được phô diễn tại lễ hội

Nét đẹp văn hóa truyền thống như những điệu hát, dân vũ được các già làng thể hiện

Nghi lễ cúng thần linh được tái hiện hết sức độc đáo...

Già làng cầu xin thần linh cho dân làng được ấm no, mùa màng bội thu vào năm sau

Cùng hòa nhịp dân nhạc, dân vũ tại lễ hội

Trước lễ tiễn khách, lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và lãnh đạo tỉnh cùng ăn cơm mới với người dân làng bản

L.Thọ - Bá Trí (Thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Khám phá các tour du lịch độc đáo tại Đà Lạt cùng Traveloka

Đà Lạt luôn ẩn chứa sức hút khó cưỡng với những ai yêu thích du lịch bởi khí hậu ôn hòa, cảnh đẹp thơ mộng và con người thân thiện. Để khám phá trọn vẹn thành phố mộng mơ này, Traveloka mang đến cho bạn những tour du lịch độc đáo, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm khó quên.

Khám phá các tour du lịch độc đáo tại Đà Lạt cùng Traveloka
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”
Độc đáo chợ xuân Gia Lạc đầu năm

Chợ xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên đán hằng năm ven bờ sông Hương cạnh phủ Định Viễn ở làng Tây Thượng, phường Phú Thượng (TP. Huế). Đây là chợ duy nhất diễn ra trong ba ngày tết từ mồng 1 đến mồng 3 và là nét đẹp truyền thống, độc đáo của cư dân vùng ven thành phố.

Độc đáo chợ xuân Gia Lạc đầu năm
Chén vỡ… hóa rồng!

Từ những mảnh sành sứ của chén bát vỡ được thu mua, bàn tay tài hoa của những nghệ nhân khảm sành sứ xứ Huế đã làm hồi sinh dáng vẻ uy nghi của rồng bay, phượng múa trên những di tích Cố đô Huế, đình chùa, miếu vũ…

Chén vỡ… hóa rồng

TIN MỚI

Return to top