ClockThứ Ba, 12/06/2018 13:15

Điểm tựa của ngư dân

TTH - Được huấn luyện bài bản, chặt chẽ, Trung đội Dân quân biển thị trấn Thuận An (Phú Vang) là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động ngư dân bảo vệ ngư trường, xác định rõ hải phận, kịp thời giúp đỡ ngư dân, tàu thuyền gặp sự cố khi đánh bắt trên biển.

Tình quân dân nơi cửa biểnXây dựng lực lượng dân quân biển làm chỗ dựa cho ngư dânGắn kết quân - dânĐượm tình quân dânTình quân - dân nơi biên cươngXây dựng tổ tự quản đường biên

Trung đội Dân quân biển Thuận An tham gia huấn luyện

Ngư dân, dân quân biển Trần Quân (sinh năm 1976, thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An) nhớ mãi tai nạn gãy chân khi đang kéo lưới đánh cá ở ngư trường cách bờ khoảng 50 hải lý vào năm ngoái. Nhờ sự có mặt của dân quân biển cũng là bạn thuyền nên công tác sơ cứu được tiến hành tại chỗ, kịp thời. “Lúc đó, tôi vừa đau vừa mất bình tĩnh, may mắn là trên thuyền có một số ngư dân trong trung đội dân quân đã sơ cứu bước đầu. Nhờ được sơ cứu đúng cách, nên sau khi chuyển vào đất liền bó bột, điều trị, chân tôi không để lại di chứng gì”, anh Quân kể.

Dân quân Dương Đe (sinh năm 1978), ngư dân tàu hậu cần không ít lần giúp đỡ các tàu cá bị chết máy khi đánh bắt xa bờ chia sẻ: “Khi nhận được tính hiệu các tàu thuyền gặp sự cố, cần sự giúp đỡ là chúng tôi sẵn sàng bỏ dở việc thu mua, đánh bắt để lai dắt tàu tới vị trí an toàn, giao cho lực lượng cứu hộ mới tiếp tục công việc. Từ khi tham gia trung đội dân quân biển, nhiều ngư dân như tôi có thêm kiến thức về tự vệ, cách xử lý tàu thuyền khi gặp sự cố và am hiểu hơn về Luật Biển Việt Nam và tình hình trên biển”.

Nhờ duy trì huấn luyện đầy đủ các nội dung, sát với điều kiện thực tế của địa phương nên hơn 1 năm qua, Trung đội Dân quân biển Thuận An đã phát huy được vai trò, thực sự trở thành điểm tựa của ngư dân. Các dân quân đã trang bị cho mình kiến thức về cách xử lý tình huống xảy ra trên biển, nắm chắc Luật Biển Việt Nam, nâng cao tinh thần cảnh giác và kịp thời thông báo cho lực lượng biên phòng, địa phương khi gặp sự cố.

Quá trình khai thác trên các ngư trường xa bờ, lực lượng dân quân biển đã kịp thời theo dõi, nắm chắc các diễn biến, cách xử lý khi có tàu lạ và kịp thời tham gia cứu hộ cứu nạn. Thay vì đánh bắt riêng lẻ, mạnh ai nấy biết như trước đây, từ khi trung đội dân quân biển được thành lập, lực lượng dân quân biển và ngư dân đã cùng nhau thành lập tổ đoàn kết trên biển, trang bị bộ đàm, phao cứu hộ để thông tin liên lạc thường xuyên và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp sự cố. Cũng nhờ đó, các tàu thuyền yên tâm đánh bắt xa bờ dài ngày hơn.

Thị trấn Thuận An có 50 tàu cá đánh bắt xa bờ với công suất từ 400CV – 820CV. Từ khi trung đội dân quân biển được thành lập, các ngư dân cũng là chiến sĩ dân quân biển nên công tác tuyên truyền cho ngư dân và các chủ tàu thuận lợi hơn. Khi gặp thời tiết xấu, dân quân biển chủ động liên lạc với các chủ tàu để kịp thời vào nơi tránh, trú bão an toàn. Do vậy, hơn 1 năm qua trên địa bàn chưa có tàu thuyền nào gặp sự cố do thời tiết xấu, còn các tàu gặp sự cố bất ngờ đã được giúp đỡ, cứu hộ kịp thời.

Ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết, qua kênh thông tin của trung đội dân quân biển, chính quyền địa phương nắm chắc được thông tin về các tàu thuyền của địa phương mình khi tham gia đánh bắt trên biển. Đây chính là lực lượng tin cậy và chỗ dựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm bám biển, vươn khơi.

Trung tá Nguyễn Văn Chương, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Vang cho hay, qua quá trình huấn luyện, Trung đội Dân quân biển thị trấn Thuận An đã phát huy được vai trò của mình, khả năng xử lý các tình huống trên biển ngày một nâng cao. Vào mùa mưa bão, đây là lực lượng nòng cốt tích cực tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển, giúp ngư dân neo đậu tàu thuyền đến nơi an toàn. Từ hiệu quả hoạt động của Trung đội Dân quân biển Thuận An, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã tiến hành thành lập thêm 2 trung đội dân quân biển ở xã Phú Thuận và Phú Hải.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế

Việc tăng cường hợp tác, liên kết địa phương, liên kết vùng trong triển khai hoạt động khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề khoa học-công nghệ quy mô lớn, liên ngành, liên vùng, tạo sản phẩm theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng lớn, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội.

Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế
Return to top