ClockThứ Tư, 26/02/2020 08:35

Điểm tù đọng nguy cơ gây dịch bệnh trong khu dân cư

TTH - Đó là phản ánh của người dân ngõ 34/36 Bảo Quốc (TP. Huế) về tình trạng đọng nước thải trong khuôn viên ngôi nhà 36/2 kéo dài quá lâu, gây ô nhiễm môi trường, là ổ muỗi có nguy cơ dịch bệnh cao.

Kiểm soát cơ sở nuôi chim yến tự phátDịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra: Vẫn trong tầm kiểm soát

Nước thải sinh hoạt lâu ngày tù đọng gây ô nhiễm môi trường

Vũng nước bẩn trên được hình thành bởi ba ống xả của các nhà kế cận. Khi chúng tôi đến vào thời gian chuẩn bị cơm chiều, nước từ các ống thoát tràn ra với tốc độ mạnh, mùi xú uế hôi nồng nặc.

Được biết, đây là khuôn viên đất vốn thuộc ngành đường sắt, hiện vẫn còn bảng hiệu “Nhà lưu trú” thuộc Trung tâm Thông tin tín hiệu đường sắt Thừa Thiên Huế. Trước đây, khu vực trên vốn sạch sẽ. Thời gian gần đây, nhiều hộ xây cất lại nhà, xoay mặt tiền thuận với đường chính nên mặt tiền của Nhà lưu trú trở thành mặt sau của các hộ (là cán bộ hưu trí hoặc con em của cán bộ hưu trí ngành đường sắt).

Qua tìm hiểu, đây là ngõ vào nhà bà Trịnh Thị Oanh (số nhà 36/2) cũng là cán bộ hưu trí của Xí nghiệp đường sắt Bình Trị Thiên. Khu vực ô uế trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của nhà bà Oanh và các hộ trong khu vực. Trời nắng nóng, diện tích nước bẩn gần 5m2 bốc mùi hôi thối ngột ngạt, ruồi, muỗi hàng đàn; những ngày trời mưa, nước bẩn tràn vào chân cầu thang đen ngòm khiến sinh hoạt của gia đình bà Oanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mùi hôi thối, muỗi cũng ảnh hưởng tới tất cả các nhà trong ngõ.

Bà Oanh cho biết, tình trạng ô nhiễm trên đã tồn tại nhiều năm, môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề. Bà đã có ý kiến với các hộ xả nước nhưng những hộ liên quan không khắc phục. Đã nhiều lần bà Oanh phản ánh với tổ dân phố nhưng cũng không được quan tâm giải quyết.

Từ phản ánh, năm 2019, UBND phường Phường Đúc đã cho hai cán bộ về quan sát, chụp ảnh ghi hình nhưng sau đó cũng không có biện pháp gì. Hiện, vũng nước bẩn trong ngõ nhà 36/2 vẫn tồn tại với mùi xú uế nồng nặc và hàng đàn muỗi tỏa bay khắp xóm.

Đã trên 80 tuổi lại đang sống một mình, bà Oanh càng lo ngại hơn khi dịch COVID-19 đang hoành hành. Trước thực tế này, chúng tôi mong chính quyền địa phương sớm có biện pháp thiết thực để hỗ trợ người dân xử lý môi trường, dập mầm mống của dịch bệnh trong khu dân cư đông đúc và sát kề ga Huế.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

TIN MỚI

Return to top