ClockThứ Năm, 08/12/2016 05:36

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm tạo nguồn thu ổn định

TTH - Ông Huỳnh Ngọc Sơn, TUV, Giám đốc Sở Tài chính khẳng định như vậy với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế khi nhắc đến công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2016 và kế hoạch năm 2017. Về kết quả thu, chi NSNN 2016, ông Huỳnh Ngọc Sơn cho biết:

Phát triển sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng nhất để tăng thu ngân sách theo hướng phát triển bền vững. Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao trong chuyến thăm dây chuyền sản xuất bánh tại nhà máy One One miền Trung, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Năm 2016, thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước đạt 5.896 tỷ đồng (HĐND tỉnh giao 5.629 tỷ đồng), vượt 4,8% so với dự toán, tăng 12,7% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa dự toán giao 4.984 tỷ đồng, ước đạt 5.106 tỷ đồng, bằng 102,5% dự toán và tăng 12,9% so với cùng kỳ. Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ước đạt 380 tỷ đồng, bằng 138,2% dự toán và tăng 23,2% so với cùng kỳ. Thu để lại chi quản lý qua ngân sách địa phương ước đạt 410 tỷ đồng, vượt 11% dự toán.

Tổng chi ngân sách địa phương HĐND tỉnh giao đầu năm là 7.962 tỷ đồng, cả năm 2016 ước đạt 8.088 tỷ đồng, bằng 102% dự toán. Trong đó, dự toán giao đầu năm 2.138 tỷ đồng, ước đạt 2.155 tỷ đồng, bằng 101% dự toán do bổ sung ngoài dự toán và nguồn năm trước chuyển sang. Chi thường xuyên ước đạt 5.421,9 tỷ đồng, vượt 7%.

Mặc dầu gặp một số khó khăn, nhưng thu NSNN vẫn vượt kế hoạch đề ra. Vậy đâu là “chìa khóa” để đạt được kết quả trên ?

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, xây dựng chương trình công tác năm 2016; xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện. Theo đó, kêu gọi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, ổn định sản suất kinh doanh.

Trong điều hành chi ngân sách, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp đảm bảo sắp xếp hết sức hợp lý các khoản chi ngay từ đầu năm. Thực hiện nghiêm túc tiết kiệm 20% chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ. UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu trong việc tiết kiệm chi thường xuyên để bổ sung vốn cho chi đầu tư phát triển; giảm chi đối với đơn vị sự nghiệp theo lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc bổ sung kinh phí để mua sắm tài sản, phương tiện làm việc không thật sự cần thiết; đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu tư với chi thường xuyên theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển.

Năm 2017, thu, chi NSNN sẽ còn nhiều khó khăn. Ông có thể dự báo về tình hình này và phương án xử lý cân đối NSNN?

Dự toán thu NSNN trên địa bàn trình HĐND tỉnh là 6.856 tỷ đồng (không bao gồm thu bổ sung từ ngân sách Trung ương), tăng 21,8% so với dự toán địa phương và tăng 16,3% so với thực hiện năm 2016. Trong đó, dự toán thu nội địa bằng dự toán Chính phủ giao là 6.052 tỷ đồng, tăng 18,5% so với ước thực hiện (không bao gồm thu tiền sử dụng đất thì tăng 21,8%). Trong đó, thu tiền sử dụng đất 600 tỷ đồng, tăng 11,1% so với dự toán năm 2016, gồm: thu tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh 250 tỷ đồng, ngân sách huyện 350 tỷ đồng. Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 400 tỷ đồng, bằng dự toán Chính phủ và tăng 5,3% so với ước thực hiện. Thu để lại cân đối chi qua NSNN dự toán là 404 tỷ đồng, tăng 9,2% so với dự toán 2016.

Dệt may là lĩnh vực tạo nguồn thu ngân sách ổn định

Riêng ngân sách tỉnh, UBND tỉnh dự kiến dừng giải ngân đối với dự án chậm tiến độ hoặc chưa thực sự cấp bách trên cơ sở rà soát kết quả giải ngân vốn xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm. Giảm chi một số nguồn dự phòng; dự toán chi sự nghiệp, nhất là chi thường xuyên ngoài lương, chi thực hiện các đề án, chi cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải, nước thải, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng…; tăng cường quản lý để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi NSNN. Trong từng lĩnh vực chi phải thực hiện cơ cấu lại, nhất là các nhiệm vụ chi hoạt động sự nghiệp đi đôi với việc sắp xếp tinh gọn bộ máy. Nguồn vốn đầu tư rất hạn chế đòi hỏi các ngành, các cấp phải sắp xếp lại vốn đầu tư của Nhà nước theo hướng ưu tiên tối đa cho các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh không có khả năng thu hồi vốn.

Để hoàn thành dự toán thu, chi trong điều kiện khó khăn, tỉnh cần có những giải pháp gì, thưa ông?

Nhóm giải pháp về tăng nguồn thu ngân sách, cần đẩy mạnh phát triển sản xuất- kinh doanh nhằm tạo nguồn thu lớn, ổn định từ nội lực nền kinh tế. Phát triển sản xuất kinh doanh được coi là cái gốc, là tế bào của tăng trưởng kinh tế và là cơ sở quan trọng nhất để tăng thu ngân sách theo hướng phát triển bền vững. Do đó, cần xem nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu chủ lực của tỉnh để từ đó có những giải pháp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng về vốn, lao động, công nghệ, thị trường. Quản lý, khai thác tốt các nguồn thu ngân sách; tiếp tục đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ quỹ đất; tổ chức tốt kế hoạch thu từ nguồn khai thác khoáng sản - là nguồn thu tiềm năng mới của tỉnh. Tích cực phối hợp giữa ngành thuế cùng các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác quản lý thu, tăng cường kiểm tra chống thất thu ngân sách.

Nhóm giải pháp về phân bổ và quản lý chi ngân sách, ưu tiên nguồn lực phân bổ kinh phí cho các chương trình trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế; đẩy mạnh cải cách nền tài chính công, mở rộng giao quyền tự chủ về biên chế, tài chính cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và hiệu quả công. Các cấp, các ngành cần xem xét, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của từng dự án, công trình sử dụng vốn NSNN; phải thật sự chắt chiu từng đồng vốn của dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, trong chi tiêu ngân sách và vận động để thực hiện tốt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xin cảm ơn ông !

Dự toán thu NSNN năm 2017 được giao ở mức cao. thu NSNN trên địa bàn chưa thật sự bền vững và phụ thuộc nhiều vào số thu từ Công ty TNHH Bia Huế (chiếm gần 38% tổng thu NSNN trên địa bàn). căn cứ khả năng thu NSNN trong năm 2017, đề nghị HĐND giao UBND các cấp chủ động điều chỉnh tăng dự phòng ngân sách, giảm chi đầu tư và một số nhiệm vụ chi hành chính sự nghiệp để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách các cấp.

THÁI BÌNH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top