ClockThứ Ba, 27/09/2016 10:14

Đánh bắt, tiêu thụ hải sản 4 tỉnh: Lập bản đồ vùng biển cấm!

Đó là ý kiến của Hội Nghề cá Việt Nam trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các bộ ngành liên quan về những khuyến cáo của các Bộ Y tế, TNMT, NNPTNT trong việc việc đánh bắt, nuôi trồng, sử dụng hải sản 4 tỉnh miền Trung.

Còn chung chung, mâu thuẫn

Trong tuần trước, các Bộ Y tế, TNMT, NNPTNT đã thông tin về chất lượng môi trường biển cũng như hướng dẫn cụ thể cho ngư dân đối với nuôi trồng, khai thác hải sản, giám sát an toàn thực phẩm hải sản và sản xuất muối.

Người tiêu dùng khó nhận biết đâu là cá biển tầng đáy (ảnh minh họa).  Ảnh: Đ.T

Báo cáo Quốc hội về khắc phục sự cố môi trường do Formosa

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phân công các thành viên chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20.10.2016, bế mạc vào ngày 22.11.2016. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về việc khắc phục hậu quả do sự cố môi trường liên quan đến Formosa; chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Tuy nhiên, theo Hội Nghề cá Việt Nam, còn rất nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn, chi tiết hơn. Cụ thể, trong công văn vừa gửi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các bộ ngành liên quan ngày 26.9, Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng: “Việc các bộ công bố vùng biển tầng đáy chưa an toàn còn chung chung và mâu thuẫn, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện. Hội Nghề cá đề nghị Bộ NNPTNT (Tổng cục Thủy sản) xây dựng bản đồ ven biển 4 tỉnh miền Trung chưa được phép khai thác cá tầng đáy. Bản đồ cần xác định rõ diện tích vùng biển, vĩ độ và kinh độ đường biên của vùng biển không an toàn, để ngư dân khi khai thác cá tầng đáy có thể nhận biết và không khai thác cá ở những vùng biển này. Bộ NNPTNT cần có biện pháp kiểm soát các tàu đánh cá của 4 tỉnh miền Trung và các tỉnh khác vào vùng biển cấm để đánh bắt thủy sản tầng đáy và theo dõi các tàu này về bờ bán cá tại cảng nào để ngăn chặn”.

Đại diện Hội Nghề cá Việt Nam lý giải, việc quản lý vùng biển mà hải sản tầng đáy chưa an toàn, chúng ta không thể chỉ quản lý ở 4 tỉnh miền Trung. Bởi nếu tàu thuyền vào đánh cá ở vùng biển không an toàn thuộc 4 tỉnh này, sau đó lại di chuyển sang các tỉnh khác để chuyển hàng xuống tiêu thụ thì sao? Chúng ta có thể dùng vệ tinh, thiết bị định vị để soi vùng biển, để biết số hiệu tàu và giám sát được toàn bộ số tàu đánh cá trong khu vực 4 tỉnh; đồng thời thông báo cho các địa phương khác nếu có tàu nào vào đánh bắt mà không đổ hàng ở cảng cá trong khu vực 4 tỉnh miền Trung, để có biện pháp kiểm tra chất lượng hải sản trước khi tiêu thụ.

Với biện pháp này, dù tàu cá đổ hàng ở bất cứ đâu, cũng sẽ buộc phải kiểm tra chất lượng hải sản trước khi tiêu thụ để tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Phát tờ rơi nhận biết cá biển tầng đáy

Đối với việc tuyên truyền cho người tiêu dùng, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị xây dựng “Tờ rơi nhận biết cá biển tầng đáy” với nội dung gồm: Tên loài thủy sản  tiếng Việt (gồm tên phổ thông và tên địa phương), tên khoa học, kèm ảnh của các loài thủy sản sống ở tầng đáy và phân phát  tài liệu này cho các cửa hàng ăn, người tiêu dùng và những người quan tâm.

Về thông tin của Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho từng lô hàng thủy sản do các tàu đánh cá thuộc 4 tỉnh miền Trung đánh bắt..., Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng việc giao nhiệm vụ như trên có 3 vấn đề không hợp lý: Không đúng với phân công nêu tại điều 62 và 63 của Luật An toàn thực phẩm; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) có các chi cục tại từng tỉnh là đơn vị đang được giao thực hiện nhiệm vụ nêu tại Điều 63 của Luật An toàn thực phẩm, hoàn toàn có đủ khả năng và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, việc kiểm soát cá tầng đáy không nên chỉ giới hạn là cá và phạm vi là các cảng thuộc 4 tỉnh miền Trung, mà cần xác định là thủy sản tầng đáy (cá, giáp xác, nhuyễn thể) khai thác tại các vùng biển cấm khai thác được cập cảng và bốc dỡ tại tất cá các tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam.

Chính vì vậy, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị giao nhiệm vụ kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản 4 tỉnh miền Trung cho Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các cơ quan ngành dọc của Cục tại địa phương.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGĂN CHẶN ĐÁNH BẮT GIÃ CÀO TRÁI PHÉP:
Mức phạt cần đủ sức răn đe

Nạn đánh bắt hải sản bằng chất nổ được cơ quan chức năng xử lý triệt để, song tình trạng tàu giã cào trái phép lại ngày càng gia tăng.

Mức phạt cần đủ sức răn đe
Khi cá tôm trở về

Nghề đánh bắt vùng lộng tưởng chừng khó có thể gượng nổi sau nạn khai thác hủy diệt hải sản và mới đây là sự cố môi trường biển. Ấy thế mà những con tôm, con cá một thời “mất hút” giờ cũng đã hồi sinh trở lại.

Khi cá tôm trở về

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top