ClockThứ Bảy, 23/03/2019 07:00

“Đái tháo đường - Kẻ giết người thầm lặng”

TTH - Đó là sự định danh của các y, bác sĩ về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) vì nó tiến triển âm thầm và gây nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng. Không ít trường hợp khi phát hiện muộn dẫn đến bị mù, suy thận, loét tứ chi...

Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh lý đái tháo đườngCác đại dương đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn80 ca tử vong mỗi ngày vì đái tháo đường

Xét nghiệm, sàng lọc bệnh ĐTĐ tại xã Quảng Phú, Quảng Điền

Tăng nhanh

Các chuyên gia Hội Nội tiết ĐTĐ tỉnh Thừa Thiên Huế trong dịp cập nhật trao đổi điều trị bệnh lý ĐTĐ cho các y, bác sĩ tuyến cơ sở ngày 5/3/2019 cho biết, bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam hiện có hơn 3,5 triệu trường hợp bị ĐTĐ nằm trong độ tuổi 20-79 tuổi; trong đó, có gần 1,9 triệu trường hợp không được chẩn đoán và khi được chẩn đoán đã có biến chứng. Điều đáng nói tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng quá nhanh. Trong 10 năm gần đây, số bệnh nhân mắc ĐTĐ tăng đến 211% và cứ 10 ca thì có 6 ca được chẩn đoán có biến chứng, như  tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân...  Đồng thời, đối tượng mắc bệnh này ngày càng trẻ hóa.

Từ năm 2011 đến 2017 qua điều tra sàng lọc với 42 xã ở Thừa Thiên Huế, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 6,19%, tiền ĐTĐ là 18,9%. Riêng năm 2018 điều tra sàng lọc 2.750 trường hợp từ 45-69 tuổi tại 9 xã, tỷ lệ mắc ĐTĐ 5,4%, tiền ĐTĐ là 17,1%. Bác sĩ Lê Đình Quang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thông tin, ĐTĐ là bệnh mãn tính không lây, do rối loạn chuyển hóa đường, kèm theo nhiều rối loạn chuyển hóa khác, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh ĐTĐ không loại trừ ai, mọi lứa tuổi đều bị mắc. Tuy nhiên, người có nguy cơ mắc bệnh cao, như trong gia đình có người ruột thịt mắc ĐTĐ; người càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh, nhất là người trên 45 tuổi; người thừa cân, béo phì; người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; người ít vận động... Biểu hiện của bệnh thường là người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước…

Các bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi bệnh sớm, ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu, vì khi đã có các biểu hiện trên thì nghĩa là người đó đã bị mắc bệnh từ lâu.

Cách phòng ngừa

Hầu hết các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ đều thuộc về hành vi. Vì vậy, có thể phòng ngừa được nếu biết thay đổi hành vi, từ bỏ những hành vi có hại dẫn đến nguy cơ bị bệnh và giảm thiểu biến chứng của ĐTĐ. Đây cũng là khuyến cáo chung của các chuyên gia Hội Nội tiết - ĐTĐ Thừa Thiên Huế.

GS. Trần Hữu Dàng, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết - ĐTĐ Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh diễn giải, vì bệnh ĐTĐ diễn tiến mãn tính nên cần có các biện pháp phòng ngừa khoa học, hiệu quả, không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang. Trước hết, cần phòng tránh tình trạng thừa cân, béo phì: theo dõi dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể). Cách tính: BMI = cân nặng/bình phương chiều cao (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét). Chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5-22,5. Bên cạnh đó cần gia tăng hoạt động thể lực thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại, cụ thể: không nên ngồi, nằm xem tivi nhiều giờ liền; tham gia chơi thể dục thể thao đều đặn 30 - 45 phút mỗi ngày và không dưới 5 lần/tuần. Ngoài ra, cần xây dựng thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và gia đình.

Bác sĩ Lê Đình Quang cho biết thêm, thời gian qua nhiều huyện, thị xã ở Thừa Thiên Huế ngoài việc điều tra, sàng lọc đã đẩy mạnh chương trình phòng, chống bệnh ĐTĐ trong cộng đồng. Các nhân viên, nhân viên y tế phụ trách quản lý chương trình phòng, chống bệnh ĐTĐ thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân đến kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của y, bác sĩ. Hàng tháng, hàng quý, các BV đa khoa huyện, thị xã tổ chức tư vấn kiến thức phòng ngừa bệnh cho người dân, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bản thân.

Hiện nay, ở các địa phương tiếp tục triển khai công tác điều trị, quản lý theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn; đồng thời đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức cho người dân chủ động phòng ngừa bệnh ĐTĐ.

“Ngoài sự vào cuộc của ngành y tế, mỗi người cần tăng cường hoạt động thể lực; xây dựng lối sống lành mạnh; thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng hợp lý cho bản thân, gia đình. Đây chính là biện pháp phòng bệnh ĐTĐ hiệu quả nhất”. Bác sĩ Lê Đình Quang nói.

Bài ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn

Từ thời điểm ra tết, tình trạng bệnh nhân bị tim mạch tăng đột biến 20-30% so với thường lệ khiến các y bác sĩ khá vất vả trong điều trị. Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trung ương (TTTM BVTW) Huế tăng thêm giờ làm, bố trí phẫu thuật cả ngày nghỉ xử lý ca bệnh.

Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn
BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ:
Chú trọng chất lượng đội ngũ, phấn đấu nâng hạng bệnh viện

Cùng với tăng cường hiệu quả quản lý sau khi được chuyển giao về địa phương, Cấp ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải (BV GTVT) Huế chú trọng đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ. Đây là cơ sở tiền đề trong lộ trình đơn vị phấn đấu nâng hạng bệnh viện.

Chú trọng chất lượng đội ngũ, phấn đấu nâng hạng bệnh viện
Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế

“Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là đầu tư cho phát triển...”. Thực hiện quan điểm ấy của Đảng, những năm qua, ngành y tế Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng việc phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế nói chung, nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế
Return to top