ClockThứ Tư, 03/06/2020 13:30

Cùng ở, cùng làm với đồng bào

TTH - Với việc đổi mới công tác giáo dục chính trị, Đảng ủy, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao ý thức trong thực hiện nhiệm vụ, giúp đỡ Nhân dân trên nhiều mặt.

Tặng dê giống cho các hoàn cảnh khó khăn ở xã Hồng TháiTrao hơn 1.200 lá cờ và 20 suất quà cho người nghèo A LướiBàn giao 2 công dân Lào sau khi chữa khỏi bệnh

Công tác giúp dân trong sản xuất trở thành hoạt động thường nhật của lực lượng BĐBP tỉnh

Thiết thực

Từ sáng sớm, Đại úy Lưu Xuân Nghiêm, Chính trị viên phó kiêm Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân cùng tổ công tác của đơn vị về xã Hồng Thủy (A Lưới) thực hiện các phần việc giúp đỡ địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh tuyến biên giới.

Hồng Thủy là địa bàn còn nhiều khó khăn, nhằm giúp đồng bào phát triển mô hình trồng chuối theo hướng hàng hóa, góp phần mở hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã trở thành những “khuyến nông viên quân hàm xanh”.

Diện tích trồng chuối của anh Nguyễn Mạnh Hùng ở thôn 4, xã Hồng Thủy rất rộng lớn. Anh Hùng chia sẻ: “Được sự hướng dẫn tận tình của BĐBP về quy trình sản xuất, gia đình tôi mạnh dạn trồng gần 15ha chuối, trong đó hơn 8ha đã cho thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao...”.

Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thủy Hồ Bá Bình cho biết thêm, hiện trong xã có hơn 90% số hộ chuyển đổi vườn đồi trồng cây chuối, bình quân mỗi hộ trồng hơn 5 sào. Các hộ đều được đồn biên phòng hỗ trợ ngày công lập vườn, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc để tăng năng suất, chất lượng trái. Đến nay, bà con ở đây đều cho rằng chuối là cây xóa nghèo của Hồng Thủy. Thành quả này có công rất lớn của các cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Hồng Vân đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào.

Trung tá Hồ Văn Hiệp, Chính trị viên Đồn BPCK Hồng Vân cho hay, đơn vị thường xuyên cử các cán bộ xuống tận thôn, bản giáp biên vận động, giúp đỡ Nhân dân tổ chức thành lập các mô hình “Tổ an ninh tự quản”, “Cụm gia đình tự quản”, “Nhóm hộ giúp nhau phát triển kinh tế”…

Cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 BĐBP tỉnh thường xuyên lênh đênh trên biển thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biên giới tuyến biển đảo, nên các biên chế trên tàu thường xuyên tổ chức luyện tập các phương án tác chiến và cứu hộ, cứu nạn trên biển để sẵn sàng làm nhiệm vụ. Đại úy Lê Văn Hải, Hải đội trưởng Hải đội 2, tâm sự: “Mỗi đợt xuất quân làm nhiệm vụ, đơn vị tiến hành tuần tra bảo vệ dọc tuyến biển từ đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) đến tận vùng biển đảo Sơn Chà, giáp TP. Đà Nẵng, có chuyến đi cả tuần liền. Vì vậy, trước khi anh em lên đường làm nhiệm vụ, cấp ủy, chỉ huy đơn vị thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, giáo dục cán bộ, chiến sĩ bám sát nhiệm vụ chính trị để xây dựng kế hoạch bảo vệ vùng biển, đảo có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn phù hợp từng thời điểm đánh bắt cá của bà con ngư dân. Ở đâu xảy ra tâm bão, rốn lũ, chiến sĩ Hải đội 2 cũng xuất hiện sớm nhất, khẩn trương giúp dân thoát nạn, di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.

Hướng về cơ sở

Theo Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh, các đơn vị đưa nội dung đổi mới công tác giáo dục chính trị vào nghị quyết của cấp mình và chương trình sinh hoạt chính trị thường xuyên của cán bộ, chiến sĩ. Việc tổ chức thực hiện được tiến hành thường xuyên, liên tục, với những biện pháp cụ thể. Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy phát huy trách nhiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác giáo dục chính trị sát với đặc điểm tình hình của mỗi đơn vị, đảm bảo các nội dung giáo dục chính trị tại đơn vị trở thành hoạt động hằng ngày của bộ đội.

Ngoài triển khai các nội dung trong kế hoạch của Đảng ủy BĐBP tỉnh, việc thực hiện công tác giáo dục chính trị của các đơn vị còn gắn với chỉ tiêu nhiệm vụ ở mỗi cơ sở, bộ phận. Các đơn vị tổ chức tốt phong trào tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn 2 tuyến biên giới; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai hiệu quả mô hình đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ dân biên giới, giúp đỡ các gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thông qua các hoạt động “Nâng bước em đến trường”, “Hũ gạo tình thương”, “Mái ấm nơi biên giới” và phòng chống thiên tai, dịch bệnh... Các đơn vị tuyến biển còn đẩy mạnh xây dựng mô hình "Tổ tàu thuyền đoàn kết trên biển", giúp cho bà con ngư dân đoàn kết thi đua cải hoán, nâng công suất tàu thuyền, bám biển đánh bắt dài ngày. Qua đó, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, đấu tranh chống các hành vi xâm phạm chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sửa nhà cho hộ nghèo

Ngày 16/4, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vinh Hiền thực hiện sửa chữa nhà cho hộ bà Phạm Thị Thành (sinh năm 1962), trú tại thôn Hiền An 1, xã Vinh Hiền (Phú Lộc), là hộ nghèo trên địa bàn.

Sửa nhà cho hộ nghèo
Nhiều cách giúp dân giảm nghèo bền vững

Trong năm 2023, huyện Phú Lộc có thêm 447 hộ thoát nghèo. Để cùng toàn tỉnh thực hiện những mục tiêu lớn, đặc biệt là giảm tỷ lệ hộ nghèo, huyện Phú Lộc đang triển khai nhiều cách gắn với tình hình thực tế.

Nhiều cách giúp dân giảm nghèo bền vững
Nhiều việc làm giúp dân tại xã biên giới

Những ngày cuối tháng 12 năm 2023, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức chương trình hành quân dã ngoại chung tay thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. Trong những ngày về ở với địa phương, cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực, giúp người dân tại đây.

Nhiều việc làm giúp dân tại xã biên giới
Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án (DA), chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới đã mạnh dạn phát triển kinh tế, từ đó từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sau gần 2 năm triển khai Nghị định 28 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 đã và đang hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, xóa nhà tạm giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Return to top