ClockThứ Bảy, 07/12/2019 13:30

Chuỗi liên kết nông nghiệp: Cần “đầu tàu”

TTH - Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản không chỉ giúp xác định rõ nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát chất lượng các mặt hàng bán ra thị trường mà còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Hướng đến nông sản sạchTạo tiền đề liên kếtLiên kết tạo ra chuỗi giá trị mới

Sản phẩm nông sản Quảng Điền được giới thiệu tại hội nghị xúc tiến nông nghiệp huyện Quảng Điền

Không còn được mùa mất giá

Những năm qua, được sự hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình, dự án, nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX) với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản đã bước đầu có những bước chuyển biến tích cực. Việc liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp hình thành những cánh đồng lớn, chăn nuôi đại gia súc, trang trại quy mô lớn, tăng năng suất lao động, ổn định được đầu ra sản phẩm.

Năm 2015, Thừa Thiên Huế hầu như vẫn khá lạ lẫm với mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ, cánh đồng mẫu… Tuy nhiên, với mô hình thí điểm sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại HTX Phù Bài, Hương Thủy của Tập đoàn Quế Lâm đã bắt đầu mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp. Từ 2 ha thí điểm, Tập đoàn Quế Lâm đã tập huấn chuyển giao mô hình sản xuất với 7,5 ha cho 1 số HTX. Đến nay, con số này đã tăng lên 500 ha lúa theo hướng hữu cơ với 12 HTX tham gia liên kết, năng xuất lúa đạt trung bình 54 tạ/ha. Không dừng lại ở phát triển cây lúa, Tập đoàn Quế Lâm cũng mở rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ thông qua liên kết bao tiêu sản phẩm với các HTX.

Theo ông Lê Tranh, Giám đốc HTX Thủy Phù, thị trường nông sản bấp bênh, câu chuyện được mùa mất giá trở thành nỗi lo canh cánh của nông dân. Với việc mở rộng liên kết, tình trạng trên được khắc phục, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn nhiều lần. Hiện, giá lúa được Tập đoàn Quế Lâm hay công ty giống đều ký hợp đồng bao tiêu luôn cao hơn 15 đến 25% so với giá thị trường. Chưa nói, quá trình canh tác, nông dân còn được các cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ khắc phục sâu bệnh… nên hiệu quả canh tác luôn ở mức cao.

Ông Tranh nhớ lại, thời điểm năm 2017, khi giá thịt lợn lao dốc có thời điểm chỉ duy trì ở mức 25 ngàn đồng/kg lợn hơi, nhiều hộ nuôi phải đóng chuồng dừng nuôi thì các hộ nuôi liên kết chăn nuôi lợn hữu cơ vẫn sống rất tốt, đầu ra cũng ổn định với mức giá duy trì hơn 40 ngàn đồng/kg lợn hơi.

Cần "đầu tàu"

Đó chỉ là một trong số rất ít các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tổng số 15.500 ha diện tích lúa chất lượng cao (28,7% diện tích lúa toàn tỉnh) đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn, với diện tích 4.160 ha (năm 2013: 100 ha). Trong đó diện tích cánh đồng lớn có liên kết, hợp đồng của các DN trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm 1.760 ha (70 cánh đồng); cánh đồng lớn chưa có sự liên kết 2.400 ha (96 cánh đồng).

Trong chăn nuôi, nhiều mô hình liên kết theo chuỗi cũng đã hình thành, toàn tỉnh có 15 trang trại (8 trang trại lợn, 3 trang trại gà, 3 trang trại vừa lợn vừa gà) có hợp tác, liên kết với các DN như Công ty CP Việt Nam, Thái Việt Swine Line…Con số trên thực sự vẫn khá khiêm tốn so với quy mô chung của nền nông nghiệp, tuy nhiên đó cũng được xem là chuyển biến không nhỏ.

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản chia sẻ, việc xây dựng chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn bởi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn manh mún, quy mô nhỏ. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị không cao; khả năng đầu tư phát triển sản xuất của người dân còn yếu. Thiếu DN có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp cũng khiến việc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị bị hạn chế, việc liên kết chỉ dừng ở khâu mua bán, chưa thật sự tạo niềm tin về chất lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Để tạo thuận lợi cho DN khi liên kết với nông dân, trước hết cần đầu tư xây dựng nền nông nghiệp sạch chuẩn VietGAP, hữu cơ, quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản. Ngay cả nông dân cũng cần sự chủ động, ý thức hơn trong quá trình canh tác, có như vậy mới tạo nên các mối liên hết bền vững.

Tại hội nghị phát triển nông nghiệp hữu cơ được tổ chức cuối tháng 11, Thứ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng đinh, liên kết chuỗi là mục tiêu mà nền nông nghiệp hướng đến nhằm xác định rõ nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát chất lượng các mặt hàng bán ra thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Để làm được điều này, cần những DN đầu tàu đứng ra “lãnh đạo” nông dân. Một mình nông dân không thể tự liên kết và nếu có giá trị liên kết đó cũng không thể bền vững. Các DN, HTX, tổ hợp tác phải đứng ra làm vai trò đầu tàu trong việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu đến liên kết nhằm tăng tính pháp lý và khả năng duy trì bền vững các liên kết.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 6/4, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam do ông Nguyễn Tiến Cường, Quyền Trưởng Ban Kinh tế-Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với HND huyện Phong Điền và kiểm tra một số mô hình nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ

TIN MỚI

Return to top