Thế giới

Các tập đoàn Đông Nam Á đầu tư 30 triệu USD vào các dự án tái tạo ở Myanmar

ClockChủ Nhật, 20/10/2019 07:51
TTH.VN - Số liệu cho thấy hiện vẫn chỉ có khoảng 40% dân số nông thôn của Myanmar được tiếp cận mạng lưới điện. Trong bối cảnh đó, hai tập đoàn kinh doanh Đông Nam Á đã hợp tác đầu tư ít nhất 30 triệu USD vào các dự án năng lượng tái tạo ở Myanmar, nhằm mục đích tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận với nguồn điện ở Myanmar.

Myanmar là quốc gia có quần thể sếu đầu đỏ đông nhất Đông Nam ÁThương mại Myanmar – Việt Nam đạt hơn 362 triệu USD trong 5 thángMyanmar nỗ lực xóa sổ bệnh dại

Một nhà máy điện đốt than ở Myanmar. Ảnh: Myanmar Business Times

Số liệu cho thấy hiện vẫn chỉ có khoảng 40% dân số nông thôn của Myanmar được tiếp cận mạng lưới điện. Trong bối cảnh đó, hai tập đoàn kinh doanh Đông Nam Á đã hợp tác đầu tư ít nhất 30 triệu USD vào các dự án năng lượng tái tạo ở Myanmar, nhằm mục đích tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận với nguồn điện ở Myanmar.

Cụ thể, tập đoàn Yoma Strategic Holdings (Singapore) và công ty năng lượng của tập đoàn Ayala Corporation (Philippines) đã hợp tác để phát triển khoảng 200 megawatt (MW) điện trong các dự án năng lượng tái tạo ở Myanmar - nơi có tỷ lệ tiếp cận điện lưới rất thấp.

Myanmar, một nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á, có mức tiêu thụ điện bình quân đầu người thấp nhất thế giới. Mỗi người trong số 53 triệu dân nước này chỉ tiêu thụ 0,3 MWh điện trong năm 2017 hoặc 3% trong số 9,2MWh mà một người bình thường ở Singapore tiêu thụ, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Do đó, cung cấp điện là một trong những cơ hội lớn nhất ở Myanmar và cũng là một trong những “nút thắt” lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của nước này, ông Melvyn Pun, giám đốc điều hành của Yoma Strategic Holdings nhận định. Theo ông, cần phải tăng công suất phát điện và xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp để phân phối điện.

Đất nước này bị thiếu điện kinh niên với chỉ 40% dân số nông thôn được tiếp cận với lưới điện quốc gia. Nguồn điện ở nước này hiện được lấy từ thủy điện (70%), khí đốt tự nhiên (28%) và than đá (2%) và chính phủ dự đoán rằng năng lượng mặt trời sẽ cung cấp tới 5% điện năng vào năm 2030.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, ​​mức tiêu thụ điện ở Myanmar sẽ tăng với tốc độ trung bình 11%/năm cho đến năm 2030 - năm mà chính phủ Myanmar đặt mục tiêu đạt được điện khí hóa đầy đủ và ước tính cần khoảng 2 tỷ USD đầu tư mỗi năm.

Các chính phủ liên doanh cho biết việc tăng thuế điện gần đây đã tăng cường sức hấp dẫn của năng lượng mặt trời đối với các công ty thương mại và công nghiệp, các đối tác liên doanh cho biết.

Sau khi triển khai thí điểm các lưới điện siêu nhỏ (microgrid) tại 10 ngôi làng nông thôn ở khu vực Sagaing vào năm ngoái, Yoma Micro Power (thuộc tập đoàn Yoma Strategic Holdings) sẽ tung ra 250 nhà máy điện siêu nhỏ vào cuối năm nay. Công ty này dự kiến ​​sẽ mở rộng lên đến hơn 2.000 điểm vào năm 2023.

Quan hệ đối tác cũng sẽ đưa Tập đoàn Ayala Corporation đến gần hơn với mục tiêu tạo ra ít nhất một nửa sản lượng năng lượng từ năng lượng tái tạo vào năm 2025. Tập đoàn này cũng đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các dự án năng lượng nhiệt và năng lượng tái tạo ở Philippines và khu vực.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Eco-business)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10:
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

Các quan chức đến từ hơn 70 quốc gia đang nhóm họp tại Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10, được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức từ ngày 19 - 20/3, để thảo luận về cách thức hiện thực hóa các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

Ấn Độ có thể “thúc đẩy đáng kể” quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo
COP28: Những cam kết đạt được

Theo tổng hợp của AFP, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP28) đã huy động được một loạt các cam kết tự nguyện trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng mang tính bước ngoặt kêu gọi “chuyển đổi” khỏi nhiên liệu hóa thạch.

COP28 Những cam kết đạt được
Return to top