ClockThứ Sáu, 19/07/2019 15:01

Bộ GD&ĐT giải đáp những vấn đề nóng của ngành trong thời gian tới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ sớm công bố lộ trình thi trong năm tới, đồng thời đẩy mạnh việc thẩm định sách giáo khoa lớp 1 và bồi dưỡng đội ngũ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã thành công. Hiện nay, Bộ đang thẩm định sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thông cáo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019 tại Hội nghị công tác khoa giáo của Đảng 6 tháng đầu năm. Ảnh: VT

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, đến nay chủ chương đổi mới kỳ thi THPT quốc gia được đánh giá đạt yêu cầu đề ra. Tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh 2019 tổ chức ngày 17/7 với sự tham gia của 273 trường đại học trên toàn quốc đều đồng tình với kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các địa phương phối hợp tốt trong quy trình kiểm tra thi, tổ chức thi. Đến nay, mọi công việc liên quan đến kỳ thi này có kết quả tốt. Riêng trường hợp tiêu cực tại 3 địa phương (Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 được các cơ quan chức năng xử lý. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ công bố lộ trình về kỳ thi trong năm học 2020 - 2021.

“Hiện nay, Bộ GD&ĐT tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hiện có để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - nhóm được xác định cần đổi mới tư duy. Tiếp đó là đội ngũ cán bộ các trường, giáo viên trực tiếp đứng lớp”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết: Sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới đã thực hiện theo chủ trương của Quốc hội, Luật Giáo dục sửa đổi để có bộ sách giáo khoa tốt nhất.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT nhận được 5 bộ sách giáo khoa của các tổ chức khác nhau soạn thảo. Bộ cũng tổ chức tập huấn người tham gia thẩm định sách giáo khoa. Người thẩm định phải là những người am hiểu chuyên môn, công bằng, khách quan.

Đào tạo nhân lực chất lượng cao là vấn đề được Bộ GD&ĐT xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong 5 năm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đây là lần đầu tiên, địa phương có những kê khai về số lượng thừa, thiếu giáo viên. Từ đó, Bộ sẽ có những điều chỉnh trong đào tạo nhân lực. Đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu của địa phương.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo

Sáng 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo
Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp

Nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy môn tích hợp, giúp giáo viên nâng cao trình độ khi tổ chức dạy học, ngày 10/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức buổi tập huấn toàn quốc về việc tổ chức dạy học môn tích hợp.

Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường giám sát tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa

Trong báo cáo mới nhất về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa.

Bộ GD ĐT sẽ tăng cường giám sát tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa
Hàng trăm nghìn thí sinh vẫn chưa nhập nguyện vọng trước giờ đóng cửa hệ thống xét tuyển

Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 17 giờ ngày 19/8, cả nước có trên 941.500 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Như vậy, vẫn còn khoảng 300.000 thí sinh chưa nhập khi hệ thống đóng chức năng đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng vào 17 giờ ngày 20/8.

Hàng trăm nghìn thí sinh vẫn chưa nhập nguyện vọng trước giờ đóng cửa hệ thống xét tuyển

TIN MỚI

Return to top