ClockChủ Nhật, 21/07/2019 20:32

5 cách thúc đẩy thương mại cho các nước nghèo nhất thế giới

TTH - Sáng kiến Viện trợ Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được tạo ra nhằm kết nối bền vững các quốc gia đang phát triển với hệ thống thương mại toàn cầu. Đối với các nước nghèo nhất thế giới, nơi thương mại đóng vai trò thiết yếu trong tiến trình phát triển kinh tế, sáng kiến được xem là công cụ “quyền năng” hỗ trợ các nước đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp quốc, thông tin mới trên tờ Khmer Times cho hay.

SDSN: Nhiều nước giàu không dẫn đầu nỗ lực chấm dứt nghèo đóiAnh đẩy mạnh việc làm và thương mại cho các nước nghèo nhất thế giới

Triển khai phương pháp phù hợp và hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy thương mại của các nước nghèo nhất thế giới. Ảnh: WTO

Được biết, viện trợ thương mại chiếm khoảng 30% (tương đương 40 tỷ USD/năm) tổng giá trị tài trợ chính thức cho các nước đang phát triển.

Mặc dù một số tiến bộ đã được nhìn thấy, song vẫn còn đến 35 trong tổng số 47 LDCs chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn cần thiết để bước ra khỏi danh hiệu các nước kém phát triển nhất.

Khối lượng thương mại của các nước kém phát triển nhất chỉ đạt dưới mức 1%. Hơn nữa, xuất khẩu từ các quốc gia này chỉ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, với 60% là các sản phẩm sơ cấp từ nông nghiệp, đánh bắt và khai thác. Sự thiếu đa dạng hóa này có thể làm làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nước, đồng thời làm suy yếu triển vọng phát triển dài hạn.

Là một phần trong chiến lược dài hơi với tầm nhìn rộng hơn được đề ra trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, cộng đồng quốc tế đã cam kết tăng xuất khẩu của các nước đang phát triển, đặc biệt là tăng gấp đôi tỷ lệ xuất khẩu của các nước kém phát triển nhất vào năm 2020.

Sau nhiều nghiên cứu và phát hiện, giới chuyên gia chỉ ra 5 cách thúc đẩy thương mại của các nước nghèo nhất thế giới, trong đó quan trọng nhất là tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề thương mại và đầu tư cho nước nghèo trên thế giới. Đây là phương pháp vô cùng quan trọng, nhất là khi hợp tác quốc tế vẫn đóng vai trò chính để đảm bảo một hệ thống thương mại dựa trên quy tắc. Tại đó các nước nghèo có thể gặt hái cơ hội tiếp cận thị trường, tạo việc làm và giảm nghèo. Thứ hai là  cân nhắc tận dụng tốt và công bằng lợi ích của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số, thúc đẩy phát triển tại các nước nghèo nhất.

Cũng cần phải công nhận rằng, kỹ năng và giáo dục là quan trọng hơn bao giờ hết để tham gia thành công vào nền kinh tế thế giới. Trong đó, kỹ năng và giáo dục tốt là công cụ xây dựng các nền kinh tế kiên cường và đảm bảo các doanh nghiệp trong nước và lực lượng lao động địa phương có thể hưởng lợi khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, cần tăng cường hỗ trợ về giới, tức trao quyền kinh tế cho phụ nữ sống trong các quốc gia nghèo đói. Một hiện trạng chung là các LDCs đều rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Do đó, viện trợ thương mại theo hướng phát triển bền vững có thể thành công hơn nhờ vào các tiêu chuẩn môi trường lành mạnh như tiêu chuẩn bền vững trong công nghiệp, thúc đẩy cơ sở hạ tầng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch, giá cả phải chăng...

Là một phần trong nỗ lực phối hợp của cộng đồng quốc tế, bên cạnh chính phủ các nước, sự tham gia hỗ trợ của xã hội dân sự và khu vực tư nhân sẽ cho phép thương mại phát triển hướng đến một nền kinh tế toàn cầu bền vững, trong đó người dân tại các nước nghèo có cơ hội tiếp cận thịnh vượng.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Nhiều kỳ vọng vào Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế

Dự án Aeon Mall Huế - Trung tâm thương mại thứ 7 của Tập đoàn Aeon Mall tại Việt Nam và là trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn nhất miền Trung dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 9/2024 sẽ mang đến những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Nhiều kỳ vọng vào Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

TIN MỚI

Return to top